Tăng cường năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước lĩnh vực CSHT công cộng.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HÒAN THIỆN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM PHÁT TRIỂNKINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 45 - 54)

- Tương tư như vậy, Nhà nước thông qua đầu thầu thực hiện hợp đông không chỉ sản xuất mà cả việc cung ứng CSHT cho các thành phần kinh tế ngòai nhà

3.3.2. Tăng cường năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước lĩnh vực CSHT công cộng.

giảm dần, nhưng không vì thế mà làm mất vai tró quản lý của nhà nước, trái lại là cách làm nhăm tăng cường năng lực và hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực CSHT mà trong thực tiễn ở nước ta hiện nay còn rất hạn chế. Do vậy theo chúng tôi việc đổi mới nói trên cái được mang tính trội, trình độ quản lý vĩ mô được tăng cường và theo đó vai trò của nhà nước chẳng những không yếu đi mà ngày càng mạnh hơn lên.

3.3.2. Tăng cường năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước lĩnh vực CSHTcông cộng. công cộng.

Tất nhiên, muốn tăng cương năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước ở tầm kinh tế vĩ mô lĩnh vực CSHT công cộng, trong thời gian tới cần: Tiếp tục đây mạnh việc thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 bao gồm các nội dung sau đây càn tiếp tục thực hiện:

Một là: Xây dựng và hoàn thiện các thể chế:

-Ttrước hết là thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước. Trong 5 năm tới sẽ tập trung xây dựng thể chế về thị trường (vốn, lao động, bất động sản, khoa học và công nghệ, thị trường dịch vụ); thể chế về tổ chức hoạt động của hệ thống hành chính các cấp; thể chế về quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân; thể chế về thẩm quyền quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

-Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và ở địa

phương trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; ban hành các quy định đảm bảo sự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật.

- Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của các cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức và nhân dân; cung cấp thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nước cho mọi người, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy hiệu lực của các thiết chế thanh tra, kiểm sát và tài phán để bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước, giữ gìn kỷ cương xã hội; mở rộng dịch vụ tư vấn pháp luật cho dân.

-Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để sách nhiễu dân. Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của dân; mở rộng thực hiện cơ chế "một cửa"; quy định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm cá nhân khi thi hành công vụ.

Hai là: Cải cách bộ máy tổ chức quản lý vĩ mô của Nhà nước

Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủvà chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước trong tình hình mới. Trước mắt cần tập trung điều chỉnh để khắc phục những chồng chéo, trùng lắp về chức năng nhiệm vụ ở một số Bộ, ngành. Ban hành và áp dụng các quy định mới về phân cấp Trung ương- địa phương, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương. Gắn phân cấp công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ.

Xác định cụ thể vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, tạo cơ sở cho việc xây dựng chương trình cải cách hành chính. Trên cơ sở sửa đổi Hiến pháp, tiến hành nghiên cứu, sắp xếp, thu gọn các cơ quan đầu mối của Chính phủ; điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ

quan thuộc Chính phủ. Giảm mạnh các cơ quan thuộc Chính phủ và tổ chức trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương; cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan nhà nước các cấp. Hiện đại hóa hệ thống thông tin, phương tiện quản lý, áp dụng thành tựu công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước

Ba là,: Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:

Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội và cải cách hành chính; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức, sửa đổi, bổ sung hệ thống ngạch bậc. Xác định cơ cấu cán bộ công chức hợp lý gắn với chức năng nhiệm vụ trong các cơ quan hành chính Nhà nước, xây dựng quy định thống nhất về tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở trung ương và địa phương. Hoàn thiện chế độ tuyển dụng cán bộ công chức, thực hiện quy chế mới về đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức Nhà nước. Cải cách tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ đối với công chức, nâng lương tối thiểu cho cán bộ công chức đủ sống bằng lương; cải cách hệ thống thang lương, bảng lương trên cơ sở xem xét tính chất và đặc điểm lao động của các loại cán bộ, công chức; điều chỉnh bội số, hệ số tiền lương trong các thang lương, bảng lương. Sửa đổi bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương; ban hành và thực hiện chế độ tiền thưởng đối với cán bộ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Đào tạo bồi dưỡng lại cán bộ công chức, tổ chức lại hệ thống cơ sở bồi dưỡng đào tạo công chức; kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức đào tạo không chính quy, đào tạo trong nước và gửi đi đào tạo ngoài nước; khuyến khích cán bộ công chức tự học có sự giúp đỡ của Nhà nước.Nâng cao trách nhiệm và đạo đức cán bộ công chức Nhà nước. Ban hành quy chế công vụ, chế độ công chức, bảo đảm thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước. Thực hiện chế độ bổ nhiệm công chức có kỳ hạn; ban hành quy chế lưu chuyển công chức trong nội bộ một cơ quan và giữa các cơ quan, giữa

các cấp chính quyền, đảm bảo đào tạo công chức có đủ kinh nghiệm để hoàn thành công việc được giao tron lĩnh vực Quả lý vĩ mô CSHT.

Bốn là : Đổi mới phong cách lãnh đạo, quản lý điều hành lĩnh vực CSHT.

Việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách của nhà nước nói chung, trong đó có CSHT nhằm huy động nguồn lực vào phát triển cơ sở hạ tầng của các thành phố du lịch trong những năm tới; chẳng hạn huy động vốn từ quỹ đất, tăng cường đấu giá đất, giao đất có thu tiền. Huy động vốn các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức trả chậm, sau khi xây dựng công trình xong 2 hoặc 3 năm. Đầu tư xong và bán các công trình kinh doanh có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 20 năm để thu hút vốn và đảm bảo quy hoạch đồng thời phát huy hiệu quả kinh doanh. Bảo đảm tính đồng bộ trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.vì quy hoạch cơ sở hạ tầng là một nội dung quan trọng của công tác quy hoạch đô thị. Đối với một đô thị, cơ sở hạ tầng chính là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với người tiêu dùng, giữa sản xuất với lưu thông, mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ giao lưu giữa vùng này với vùng khác, giữa trong nước và nước ngoài v.v... Chính vì vậy việc quy hoạch cơ sở hạ tầng đòi hỏi tính đồng bộ. Tăng cường công tác vận động và thu hút các đoàn thể để vận động, lãnh đạo. Các yêu cầu trên cho thấy, muốn các thành phố du lịch phát triển nhanh cần đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng đúng hướng. Phát huy được tiềm năng sẵn có của thành phố du lịch bằng cách đầu tư có hiệu quả và mang lại hiệu quả nhanh nhất, bền vững. Các giải pháp huy động vốn cần đa dạng hóa các hình thức và đa dạng hóa ccs kênh huy động và phải có biện pháp quản lý, cần phát huy tối đa tiềm năng cũng như hiệu quả của từng giải pháp, kết hợp khai thác triệt để các giải pháp mang tính ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo hiện tại và tương lai phát triển bền vững.

3.3.3.. Tăng cường vai trò thanh tra, kiểm tra và giám sát của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các thành phố du lịch

Thứ nhất: Tăng cường việc thanh, kiểm tra và giám sát công tác xúc tiến đầu tư CSHT các thành phố du lịch.

Để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước trong lĩnh vực CSHT cần hướng việc thanh, kiểm tra và giám sát việc chấp hành luật pháp và chính sách của Nhà nuớc như:

- Việc chấp hành Luật pháp và chính sách đầu tư;

- Việc xây dựng quy họach, kế họach và thẩm định các dự án được duyệt. - Việc lựa chọn chủ thầu và thực hiện quy chế đấu thầu

- Phát hiện kịp thời và kiên quyết không thi công các công trình chưa có dự án được duyệt, chưa duyệt dự toán thiết kế và chưa thực hiện chọn thầu, đấu thầu theo đúng quy định.,không thi công các công trình chưa bố trí trong kế hoạch hoặc vượt dự toán được duyệt.

- Việc triển khai lập dự án đầu tư, khảo sát thực tế, thi công xây lắp, nghiệm thu bàn giao bảo hành công trình, thanh quyết toán công trình phải theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

Thứ hai: Thanh, kiểm tra và giám sát các nội dung liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp vì vậy hướng kiểm tra xêm có thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là chìa khóa để giải quyết những khó khăn. Trong công tác chi trả tiền đền bù thực hiện phương châm “Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng” thì sẽ không có so bì, tị nạnh và khiếu kiện lên nhiều cấp nhiều ngành. Công tác đền bù có theo đúng Nghị định 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ. Tại các thành phố du lịch mỗi công trình phải

thành lập Hội đồng đền bù và phải có quy chế làm việc của hội đồng, mỗi thành viên làm hết trách nhiệm của mình, áp dụng chính sách, chế độ do nhà nước ban hành thực hiện công khai dân chủ, công bằng hợp lý. Khi xây dựng phương án đền bù có kiểm tra chính xác khối lượng tài sản, vật kiến trúc, đất đai đối chiếu với chế độ và giá của nhà nước để lập phương án, đền bù phải thực hiện chỉ đạo tập trung dứt điểm, quyết liệt, làm đến đâu gọn đến đó, công khai minh bạch. Khi phương án được duyệt đã chi trả ngay cho các đối tượng được nhận thiệt hại. Đối với trường hợp cố tình gây rối không chấp hành khi đã tính đủ chính sách chế độ nhà nước thì việc thực hiện xử phạt, cưỡng chế để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm trường hợp khai khống, ăn chặn tiền đền bù của dân.

Để có cơ sở thực hiện tốt công tác thanh kiểm tả việc đền bù giải tỏa mặt bằng trong thực tế thành phố và các chủ công trình đã thực hiện đúng các bước sau: Đã phổ biến những chính sách, chế độ của nhà nước về đền bù cho các đối tượng thông qua phương tiện thông tin đại chúng, họp thôn, khối phố từ đó làm cho người dân hiểu chủ trương chính sách của nhà nước. Đã tTập huấn cho cán bộ thuộc hội đồng đền bù về yêu cầu tiến độ, ý nghĩa dự án, chính sách, chế độ, định mức áp dụng cho việc lập phương án. Đã tiến hành kiểm kê khối lượng, công bố công khai với dân về đất đai, hoa màu, tài sản để dân tự tính toán so sánh hạn chế được sự nghi ngờ và khiếu kiện của dân, sau đó áp giá trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi phương án đền bù được cấp có thẩm quyền phê duyệt cói niêm yết công khai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi, đồng thời công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Có thực wwjc hiện đúng việc trả tiền đền bù trực tiếp cho dân có sự chứng kiến của UBND xã, phường, không chuyển tiền cho xã để xã trả cho dân (trừ trường hợp tiền đền bù đất công ích của xã, tạm

giao, đấu thầu, tạm thuê) tránh trường hợp xã giữ lại tiền đền bù hoặc bắt dân “tự nguyện” nộp lại cho xã. Có xây dựng thống nhất bảng giá đất thị xã, thống nhất bảng đơn giá tài sản, cây cối, tại từng thành phố cho từng loại tài sản để đền bù thống nhất giá giữa các xã, phường, các công trình tránh trường hợp giá khác nhau mất công bằng giữa các vùng. Phải ban hành mẫu xác nguồn gốc sử dụng đất, loại đấ, hạng đất để những cơ quan có trách nhiệm xác minh làm cơ sở pháp luật cho công tác đền bù. Ban hành quy chế hoạt động của hội đồng đền bù nhằm nâng cao trách nhiệm của các thành viên trỏng công tác đền bù giải tỏa mặt bằng. Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng tại địa bàn. Cơ quan công an tập trung phối hợp với các phường xã, UBND thành phố và các đơn vị liên quan đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư, tài sản đầu tư và lực lượng lao động trong quá trình làm việc tại thị xã, kiên quyết chống các hành động gây rối, trộm cắp, phá hoại ảnh hưởng đến quá trình đầu tư xây dựng tại các thành phố du lịch

Thứ ba: Thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thi công xây lắp

- Việc chấp hành đúng hay không đúng quy định, quy phạm, tiêu chuẩn, pháp luật xây dựng của nhà nước, không được có quan hệ lệ thuộc với các đơn vị nhận thầu. - - Tăng cường công tác giám sát công trình trên cơ sở phải xây dựng quy chế, kế hoạch công tác thanh , kiểm ta giám sát, xây dựng chế độ trách nhiệm đối với cán bộ giám sát, phải tuyển chọn, bố trí cán bộ giám sát có sức khỏe, có trình độ năng lực tiêu chuẩn theo quy định kỹ sư đúng chuyên ngành đã công tác 3 năm; trung cấp đã công tác 5 năm có phẩm chất đạo đức tốt.

- Chấp hành đúng quy trình, quy định nghiệm thu khối lượng công trình. Qua phần khuất, phần chìm kết cấu chịu lực đều phải thực hiện nghiệm thu. Thành phần nghiệm thu phải có đại diện cơ quan thiết kế và đại diện đơn vị thi công, chủ đầu tư. Cần kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểu tra việc định vị, cao độ, bố cục công

trình có phù hợp với thiết kế không. Thực hiện việc thí nghiệm vật liệu, nghiệm thu khối lượng công việc để so sánh với tiêu chuẩn quy định. Ghi chép tính toán giá trị công trình hoàn thành để thanh quyết toán.

- Trên cở sở xây dựng một quy chế đảm bảo quản lý tốt chất lượng quá trình thi công và nội dung cơ bản là kiểm tra chất lượng chuẩn bị điều kiện công việc thi công của nhà thầu, kiểm tra chất lượng thiết bị, cấu kiện, vật liệu, kiểm chứng đối với thay đổi đã được thỏa thuận.

- Bám sát hiện trường đôn đốc kiểm ta trình tự công việc theo tiêu chuẩn chất lượng bản vẽ, kiểm tra nghiệm thu phần khuất, phần chìm, kết cấu chịu lựcl phần giữa chừng và tiến hành ghi chép phân tích chất lượng.

- Thẩm ra chứng nhận các thí nghiệm áp lực để báo cáo chất lượng, kiểm tra nhật ký công trình, nghiệm thu các hạng mục công trình và toàn bộ công trình, tính toán xác nhận khối lượng thực tế thi công để thanh quyết toán công trình.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HÒAN THIỆN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM PHÁT TRIỂNKINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w