Thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa về nguồn vốn nhằm thu hút và quản lý sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển CSHT các thành phố du lịch.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HÒAN THIỆN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM PHÁT TRIỂNKINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 40 - 43)

- Tương tư như vậy, Nhà nước thông qua đầu thầu thực hiện hợp đông không chỉ sản xuất mà cả việc cung ứng CSHT cho các thành phần kinh tế ngòai nhà

3.2.2.Thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa về nguồn vốn nhằm thu hút và quản lý sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển CSHT các thành phố du lịch.

Cụ thể:

Về nguồn vốn ngân sách: ưu tiên bố trí vốn đầu tư từ ngân sách trung ương cho các dư án lớn như: cảng cá, kè chắn sóng, bến cá, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp nước, lưới điện, quốc lộ, đường du lịch ven sông, trung tâm thế giới tuổi thơ.. Bố trí nguồn vốn ngân sách kết hợp nguồn vốn tín dụng cho các công trình như: khu thương mại, công viên, chợ, siêu thị, các cụm dịch vụ du lịch và một số công trình khác vì các công trình này sau khi hoạt động sẽ thu tiền hoàn trả vốn vay, vốn ngân sách chỉ đảm bảo một phần. Bố trí vốn đối ứng cho dự án thoát nước để thúc đẩy vốn tín dụng vay nước ngoài nhằm xây dựng công trình sớm hoàn thành đưa vào sử dụng làm cho thành phố luôn sạch đẹp.

Thứ hai: Tăng cường thu hút nguồn vốn từ quỹ đất.

Nguồn vốn cấp quyền sử dụng đất chủ yếu dùng để xây dựng hạ tầng đô thị. Trong thời gian qua, các thành phố du lịch đã cố gắng khai thác quỹ đất để tạo vốn đầu tư các công trình hạ tầng và đã làm thay đổi bộ mặt đô thị. Nhưng tương lai nguồn quỹ đất hạn hẹp do đó tạo nguồn vốn trong tương lai khó khăn nên đề nghị nhà nước cần có chính sách hấp dẫn về đất để tăng cường vốn đầu tư XDCB trong khuôn khổ pháp luật cho phép như: Áp dụng giá thấp trong khung đất theo Nghị định 87 Chính phủ; riêng đất khu công nghiệp thì áp dụng giá thấp nhất để thu hút đầu tư. Giảm, miễn thuế một thời gian hoặc cho nợ tiền thuế đối với một số đơn vị xây lắp trong tỉnh xây dựng kết cấu tại các thành phố du lịch những công trình chưa có vốn. Đổi đất lấy công trình trên cơ sở ghi thu ghi chi theo giá nhà nước quy định, việc ghi thu chi theo phương thức như công trình được thi công hoàn thành bàn giao sử dụng và đã được phê duyệt quyết toán, lô đất đơn vị thi công nhận đã được cấp có thẩm quyên phê duyệt giá, sau đó thực hiện bằng cách ghi thu tiền đất và ghi chi đầu tư xây dựng công trình theo giá quyết toán, nếu thiếu tiền thì cấp tiếp cho đơn vị thi công, nếu giá lô đất vượt quá giá trị cong trình thì

đơn vị thi công phải nộp vào ngân sách. Cho thuê đất sử dụng lâu dài, nộp ngân sách phàn thuê đất để đàu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở những công trình đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế xã hội như: tạo được nhiều việc làm, thu ngân sách khá. Cần hạn chế hình thức thuê đất đối với các dự án không thiết thực để giao đất hoặc đấu giá đất dùng kinh phí thu được đầu tư cơ sở hạ tầng.- Thực hiện hình thức đầu tư BOT, BT để tăng nhanh tốc độ đô thị hóa. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo nhanh gọn, giải tỏa mặt bằng giao đất nhanh chóng để thu hút các đơn vị cá nhân nộp tiền đất vì đây là nguồn thu cơ bản để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Cần xây dựng các trục đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật sau đó mới đấu giá đất hoặc giao đất để tăng giá trị cấp quyền sử dụng đất nhằm có kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng.

Thứ ba:. Tăng cường thu hút vốn trong dân:

Nhà nước ban hành quy chế thu hút, quản lý sử dụng thanh quyết toán kinh phí do nhân dân đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường điện, đường giao thông, trường học, trạm xá, nhà văn hóa, tượng đài, mạng cáp nước dân cư. Thực hiện đóng góp tự nguyện và đóng góp theo quy định để xây dựng cơ sở hạ tầng; có cơ chế hỗ trợ ngân sách theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để kích thích việc phát triển cơ sở hạ tầng như: làm đường giao thông nông thôn, xây dựng trường học, nhà văn hosa khối xóm. Thực hiện huy động các khoản góp của nhân dân và đơn vị để xây dựng cơ sở hạ tầng đây là nguồn lực có khả năng huy động nhưng cần được nghiên cứu để có hình thức và mức độ đóng góp phù hợp. Nguồn thu này chia làm hai dạng, một dạng đóng góp bắt buộc, một dạng đóng góp tự nguyện, vì vậy cần phải có quy chế quản lý chặt chẽ nguồn thu này.

Nguồn vốn vay này theo kế hoạch hàng năm chủ yếu đầu tư cho các trường học sau đó thu nguồn đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học để trả nợ.

Thứ năm: Khuyến khích vốn đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài.

Cho phép các nhà đầu tư trong nước thuộc thành phần kinh tế tư nhân được đầu tư phát triển các dự án công trình giao thông đô thị và cho phép họ được thu phí dịch vụ trong một thời hạn nhất định sẽ dần dần tạo cho người dân ý thức phải trả tiền khi sử dụng một số lợi ích dù là công cộng. Hiệu quả giải pháp này không chỉ ở góc độ tạo vốn, mà còn tạo phương thức quản lý sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả hơn. Các thành phố du lịch cần vận dụng hình thức BOT để thu hút các nhà đầu tư trong nước nhất là các công trình công viên, địa điểm vui chơi giải trí, khu vực thể thao nước.Nhưng khi vận dụng hình thức này cần phải có quy chế quy định nghiêm ngặt để tránh hiện tượng tiêu cực, biến công trình thực hiện BOT trở thành một vùng trời riêng dẫn tới việc quản lý không hiệu quả gây tác hại về mặt xã hội. Cho phép các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng quản lý khai thác công trình cơ sở hạ tầng như: cảng du lịch, chợ, nhà tập thể thao... Cần tạo điều kiện đưa đường giao thông, điện, nước đến chân công trình và hỗ trợ tiền đền bù, san lấp mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư vào với thành phố du lịch, đồng thời tạo mọi điều kiện đảm bảo an ninh tật tự an toàn xã hội cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư lâu dài và hiệu quả tại các thành phố du lịch .

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HÒAN THIỆN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM PHÁT TRIỂNKINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 40 - 43)