1.Quá trình hình thành.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý của VIETRANS (Trang 42 - 48)

I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIETRANS.

1.Quá trình hình thành.

Quá trình xây dựng và Phát triển của Vietrans trong 35 năm qua có chia làm các giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn từ 1970 đến 1975:

Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý tại Vietrans

Đây là thời kỳ đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc,phong toả đường biển, tìm mọi thủ đoạn ngăn chặn nguồn viện trợ của các nước anh em bè bạn, nhằm làm giảm sút khả năng kháng chiến của ta. Những ngày này Vietrans hoạt động trong hoàn cảnh vừa có hoà bình vừa có chiến tranh. Có những nơi chiến tranh ác liệt như Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn… gian khổ hy sinh mất mát luôn rình rập mọi lúc nhưng cán bộ công nhân viên Vietrans luôn quyết tâm bám cảng, bám tàu, bám nhà ga để hoàn thành nhiệm vụ.Do đó công tác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu , đặc biệt hàng nhập đã có những đóng góp đáng kể vào việc cũng cố phát triển nền kinh tế quốc dân và góp phần vào công cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước giải phóng miền nam và thống nhất đất nước.

Giai đoạn: Tháng 5/1975 đến 1987:

Sau khi miền nam được hoàn thành giải phóng, bộ máy tổ chức của Vietrans được phát triển và Vietrans đã có mặt ở tất cả các cảng, các ga đường sắt liên vận, có hoạt động hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và cơ chế bao cấp, Vietrans là đơn vị duy nhất độc quyền kinh doanh giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu phục vụ các tổng công ty, các công ty xuất nhập khẩu theo chỉ tiêu kế hoạch giao nhận vận tải và kho tàng do bộ ngoại thương giao. Được nhà nước ưu tiên vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác giao nhận. Vietrans nhanh chóng có một hệ thống kho bãi khang trang hàng chục ha tại các cảng đảm bảo cho việc tập kết hàng hoá xuất khẩu trước khi đưa xuống tầu, cũng như bảo quản hàng nhập trước khi giao cho các đơn vị nhập khẩu. Đội ngũ cán bộ Vietrans ngày một hùnh hậu,

Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý tại Vietrans

có lúc đã lên đến 2000 nhân viên và được bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua thực tế công tác.

Có thể khẳng định rằng, nhiệm vụ chính của Vietrans trong thời kỳ bao cấp đã hoàn thành xuất sắc, luôn luôn vượt chỉ tiêu pháp lệnh nhà nước. Mặc dù trong hầu hết các năm khối lượng hàng thường dồn quá nhiều vào những tháng cuối năm, quý 4 chiếm thường 40% tháng 12 hơn 20% lượng hàng cả năm dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa tàu với hàng với kho, với khả năng bốc dỡ vận chuyển nhưng Vietrans đã dốc sức phục vụ cả ngày lẫn đêm và tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy không có năm nào là Vietrans không hoàn thành vượt mức kế hoạch và đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành chỉ tiêu xuất nhập khẩu của Bộ Ngoại Thương, thu ngoại tệ về cho đất nước.

Giai đoạn 1988-2000.

Những năm cuối thập kỷ 80 nước ta bắt đầu xoá bỏ chế độ bao cấp chuyển sang cơ chế quản lý mới, các công ty, các xí nghiệp được giao quyền chủ động kinh doanh và tự chủ tài chính. Nhiều công ty vận tải mở mang thêm dịch vụ giao nhận và một số công ty trách nhiệm hữu hạn với chức năng giao nhận vận tải được thành lập, trong khi phần lớn các chủ hàng xuất nhập khẩu trước đây buộc phải uỷ thác cho Vietrans nay đã tự đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình, đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường giao nhận vận tải .Vị thế độc quyền giao nhận của Vietrans không còn nữa, đặt Vietrans trước một tình huống đáng lo ngại, các thách thức to lớn bắt đầu xuất hiện. Khối lượng hàng hoá uỷ thác giao nhận năm 1989 giảm đột ngột, chỉ còn khoảng ¼ khối

Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý tại Vietrans

lượng năm 1988, trong khi đó số lượng cán bộ công nhân viên không hề giảm, sức ép việc làm đè nặng lên lãnh đạo tổng công ty. Tuy nhiên do tác động tích cực của công cuộc đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế, Vietrans đã kịp thời nắm bắt nhu cầu dịch vụ của thị trường, ngay lập tức mở rộng phạm vi hoạt động và chuyển nhanh từ giao nhận vận tải nội địa sang giao nhận vận tải quốc tế, đây là một bước bứt phá ngoạn mục của ngành Vietrans.Vietrans bắt đầu phát triển dịch vụ vận tải liên hợp, đóng gói và giao nhận vận chuyển hàng hoá ngoại giao, giao nhận vận chuyển hàng triển lãm, hình thành quan hệ hợp tác với một số đại lý giao nhận nước ngoài, tham gia hội các tổ chức giao nhận các nước thành viên: Hội đồng tương trợ kinh tế năm 1989 còn trở thành hội viên chính thức của liên đoàn quốc tế, các tổ chức giao nhận FIATA.

Nhờ sự chuyển hướng chiến lược đúng đắn từ những năm cuối của thập kỷ 80, Việt Nam đã có cơ sở vững vàng bước vào thập kỷ 90. Có thể nói những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước từ 1989-1994 là thời kỳ Vietrans phát triển mạnh mẽ, thực sự vươn lên mang tầm vóc của tổ chức giao nhận vận tải quốc tế. Các loại hình dịch vụ được đa dạng hoá từ đại lý container, dịch vụ chọn gói “từ cửa tới cửa” tổ chức thu gom, chia lẻ, giao nhận vận chuyển hàng công trình, kinh doanh kho ngoại quan…đến dịch vụ chuyển phát nhanh. Mạng lưới đại lý và bạn hàng được thiết lập trải khắp trên toàn thế giới. Hình thức hợp tác với các đối tác nước ngoài được phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trong một số lĩnh vực được nâng cấp từ đại lý thành liên doanh như xây dựng và khai thác cầu cảng.

Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý tại Vietrans

Năm 1993 Vietrans chuyển từ tổng công ty xuống công ty theo nghị định 388 của chính phủ. Trong khi đó có một vài đơn vị phụ thuộc lại xin tách khỏi công ty. Đầu năm 1995 Bộ thương mại có quyết định chuyển Vietrans Sài Gòn thành công ty độc lập trực thuộc bộ thương mại với tên giao dịch là Vinatrans. Việc Vinatrans sài gòn tách khỏi công ty đã làm mất đi một phần sức mạnh của Vietrans. Bao lợi thế đã tuột khỏi tầm kiểm soát , vì Vietrans Sài Gòn là nơi mà công ty đầu tư vốn, người và các đại lý từ ngày giải phóng cho đến tận năm 1995 nhằm chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này cho ngành Vietrans, là điểm tựa vững chắc trước mắt cũng như lâu dài.

Tuy nhiên không thể để mất thị trường thành phố Hồ Chí Minh, một thị trường mang tầm khu vực và để đảm bảo yếu tố mạng lưới của một tổ chức giao nhận quốc tế sau khi Vinatrans tách ra, Vietrans lại đề nghị bộ cho phép thành lập chi nhánh với tên giao dịch là Vietrans Sài Gòn.Tuy nhiên do không kịp thời có những đối sách và những giải pháp thích hợp nên đã không hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực từ việc chia tách Vinatrans. Các đại lý truyền thống của Vietrans đều đi theo Vinatrans.Những nguồn hang chỉ định từ các đại lý không còn, mọi việc tại thành phố Hồ Chí Minh đều làm lại từ đầu.

Sau khi chia tách, công ty gặp muôn vàn khó khăn, song công ty vẫn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của bộ giao, nhưng ở mức độ hết sức khiêm tốn, bởi lẽ chức năng chính của Vietrans là nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế bị đe doạ nghiêm trọng, không có chân hang ổn định do khách hàng lớn thường xuyên không còn. Không còn các đại lý, các hãng tàu nước ngoài nên các đơn vị của

Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý tại Vietrans

Vietrans phải tự khai thác trên cơ sở theo công trình theovụ việc, trong khi đó tính cạnh tranh quyết liệt trên thị trường vận tải ngày một gia tăng với sự tham gia của các đơn vị đa quốc gia, các công ty liên doanh , các công ty cổ phần và các công ty tư nhân có cơ chế tài chính linh hoạt. Một mặt Vietrans phải đương đầu với thực trạng người đông việc ít, doanh thu ngày một thấp, trong khi chi phí làm hàng trực tiếp luôn luôn tăng nên lợi nhuận ngày càng giảm, ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của người lao động. Đồng thời mặt khác phải đối mặt trước những thách thức to lớn của nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập mà trong đó sự tồn tại của doanh nghiệp được quyết định trước hết bởi chất lượng hàng hoá, dịch vụ và giá cả.

Khó khăn bên ngoài thì như vậy, nội bộ thì mất đoàn kết, thu nhập CBCNV thấp, CBCNV khủng hoảng niềm tin, nhiều cán bộ giỏi xin chuyển ra khỏi công ty, Đây là giai đoạn khó khăn nhất của VIETRANS. Có thể nói VIETRANS đang đứng bên bờ vực thẳm.

Giai đoạn 2001-2005.

Nhằm chấm dứt tình trạng mất đoàn kết kéo dài, sớm ổn định công ty, cuối năm 2001 lãnh đạo Bộ đã bổ sung 1 đồng chí giám đốc và 2 Phó Giám đốc. Sau khi được bổ nhiệm lãnh đạo công ty đã đưa ra khẩu hiệu mục tiêu xây dựng công ty “đoàn kết, ổn định và phát triển”. Với tố chất của những người lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm và không thể đánh mất niềm tin khi lãnh đạo bộ trao gửi cho ban giám đốc, BCH Đảng bộ cùng ban giám đốc và những năm tiếp theo, trong đó coi trọng mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ

Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý tại Vietrans

giao nhận vận tải quốc tế, đồng thời đa dạng hoá các loại hình dịch vụ trên cơ sở khai thác triệt để những thế mạnh và những lợi thế vốn có cuả VIETRANS trong kinh doanh như hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật về kho tàng bến bãi, cầu cảng, đất đai, thương hiệu và đội ngũ được đào tạo có nhiều kinh nghiệm, và mở thêm hoạt động sản xuất gia công hàng xuất khẩu, đa dạng hoá ngành nghề, đa phương hoá quan hệ, tổ chức tốt công tác thị trường để chiếm lĩnh và mở rộng thị phần ở trong và ngoài nước, từng bước khôi phục và thiết lập các mối quan hệ với các hãng tầu, các đại lý, đến nay đã hình thành một mạng lưới đại lý mới trên toàn thế giới và có nhiều hãng tầu mới.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý của VIETRANS (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w