II/ Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận
4. Diễn đạt trong văn nghị luận
+ Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì; Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,…) và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tợng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
+ Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn, câu dài, câu mở rộng thành phần, câu nhiều tầng bậc, …Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, liệt kê, câu hỏi tu từ,…
+ Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc. Các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp với nội dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lắng, hài hớc,…
+ Các lỗi về diễn đạt thờng gặp: dùng từ ngữ thiếu chính xác, lặp từ, thừa từ, dùng từ ngữ không đúng phong cách; sử dụng câu đơn điệu, câu sai ngữ pháp; sử dụng giọng điệu không phù hợp với vấn đề nghị luận,…
Hoạt động 2: Luyện tập II. Luyện tập - GV yêu cầu 1 HS đọc 2 đề
văn (SGK) và hớng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện tập.
a) Tìm hiểu đề:
- Hai đề bài yêu cầu viết kiểu bài nghị luận nào?
- Các thao tác lập luận cần sử dụng để làm bài là gì?
- Những luận điểm cơ bản nào cần dự kiến cho bài viết?
1. Đề văn (SGK). 2. Yêu cầu luyện tập: a) Tìm hiểu đề:
+ Kiểu bài: nghị luận xã hội (đề 1), nghị luận văn học (đề 2).
+ Thao tác lập luận: cả 2 đề đều vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. Tuy nhiên, đề 1 chủ yếu vận dụng thao tác bình luận; đề 2 chủ yếu vận dụng thao tác phân tích.
+ Những luận điểm cơ bản cần dự kiến cho bài viết:
- Với đề 1: Trớc hết cần khẳng định câu nói của Xô-cơ-rát với ngời khách và giải thích tại sao ông lại nói nh vậy? Sau đó rút ra bài học từ câu chuyện và bình luận.
- Với đề 2: Trớc hết cần chọn đoạn thơ để phân tích. Sau đó căn cứ vào nội dung t tởng và hình thức nghệ thuật của đoạn để chia thành các luận
điểm. b) Lập dàn ý cho bài viết.
Trên cơ sở tìm hiểu đề, GV chia HS thành hai nhóm, mỗi nhóm tiến hành lập dàn ý cho một đề bài. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trên bảng để cả lớp phân tích, nhận xét.
b) Lập dàn ý cho bài viết:
Tham khảo sách Bài tập Ngữ văn 12 hoặc Dàn bài làm văn 12
4. Củng cố:
- Nêu bố cục của bài văn nghị luận? cách thức xây dựng bố cục? - Diễn đạt trong văn nghị luận cần tuân thủ theo cách thức nào? - Nhận xét, xếp loại phần chuẩn bị của 4 tổ.
5. Dặn dò:
- Học bài ở nhà, soạn đề cơng hoàn chỉnh phục vụ cho ôn tập.
- Soạn, chuẩn bị lí luận văn học: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học.
lí luận văn học: tiết 97
giá trị văn học và tiếp nhận văn học
a. Mục tiêu bài học
- Hiểu đợc những giá trị cơ bản của văn học.
- Nắm vững những nét bản chất của hoạt động tiếp nhận văn học. B. phơng tiện, Phơng pháp dạy học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Tài liệu tham khảo.
- Nêu vấn đề, thảo luận .