Quản lý giá.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng (Trang 40 - 42)

III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MARKETING NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG

2. Thực trạng quản lý marketing – mix của Công ty cổ phần may Chiến Thắng.

2.2. Quản lý giá.

Khi bắt đầu tham gia xuất khẩu vào thị trường EU Công ty thực hiện chính sách định giá theo đối thủ cạnh tranh để từng bước xâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ. Theo chính sách này Công ty định giá bán sản phẩm của mình thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trong điều kiện sản phẩm của Công ty có chất lượng mẫu mã ngang bằng với đối thủ, thực hiện tăng lợi nhuận thông qua chuyên môn hoá và sản xuất hàng hoá với quy mô lớn đồng thời cạnh tranh được với các công ty may khác trong nước và ngày càng nhận được nhiều đơn đặt hàng từ phía bạn hàng với số lượng lớn. Ta có thể nhận thấy điều này thông qua bảng giá so sánh giữa may Chiến Thắng và hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Công ty đó là may Thăng Long và may Đức Giang trong năm 2005:

Bảng 4: Giá so sánh giữa may Chiến Thắng với một số công ty may khác.

Đơn vị: USD/sản phẩm

Sản phẩm May Chiến Thắng May Thăng Long May Đức Giang

Áo jacket 1 lớp 25,3 28,7 27,6

Áo jacket 2 lớp 31,6 33,1 33,8

Sơ mi nam 12,3 14 13,2

( Nguồn: Phòng kế hoạch XNK và Vinatex.)

Tuy nhiên chính sách giá thấp chỉ phù hợp khi Công ty mới tham gia vào thị trường và khách hàng trên thị trường chưa biết nhiều đến danh tiếng của Công ty còn khi các sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng biết đến và thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao khi đó chi phí cho đơn vị sản phẩm cao nếu tiếp tục duy trì chính sách giá thấp Công ty có thể sẽ kinh doanh thua lỗ và không cạnh tranh được trên thị trường. Mặt khác, khi sản phẩm của Công ty đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU, người tiêu dùng đã biết đến và sử dụng nhiều sản phẩm may mặc của Công ty thì duy trì chính sách giá thấp cũng không mang lại hiệu quả do người tiêu dùng trên thị trường EU có thu nhập cao, họ có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm đòi hỏi cao về chất lượng, chủng loại, mẫu mã và chấp nhận trả một số tiền lớn cho những sản phẩm đó vì vậy họ có tâm lý gắn giá sản phẩm với chất lượng, giá cao tương ứng với chất lượng tốt, giá thấp với chất lượng thấp.

Hiện nay, Công ty đã xây dựng cho mình một chính sách giá phù hợp và chính sách đó được thay đổi linh đó là chính sách giá phân biệt và chính sách giá hướng vào nhu cầu.

- Chính sách giá phân biệt: theo chính sách này may Chiến Thắng quy định mức giá sản phẩm thấp hơn so với giá sản phẩm từ 1 – 3% đối với các khách hàng thường xuyên của Công ty trên thị trường EU như HABITEX, FLEXCOM, LEISURE, SEIDENSTICKER... Mặt khác Công ty còn quy định chính sách giá số lớn tức là nếu các đại lý, khách hàng mua hàng với khối lượng lớn sẽ được hưởng một khoản chiết khấu. Điều này đã khuyến khích các đại lý, khách hàng đặt mua hàng với khối lượng lớn hơn và trực tiếp gia tăng khối lượng hàng bán với mức giá tối ưu.

- Chính sách giá hướng vào nhu cầu: theo chính sách này may Chiến Thắng định giá sản phẩm của mình ở mức mà người tiêu dùng có thể chấp

nhận. Tức là nếu cùng một sản phẩm may mặc nếu được đưa ra bán trên thị trường nội địa thì giá thấp hơn so với giá khi đem bán trên thị trường EU.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng (Trang 40 - 42)