III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MARKETING NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG
2. Thực trạng quản lý marketing – mix của Công ty cổ phần may Chiến Thắng.
2.3. Quản lý phân phối.
Do hàng may mặc của Công ty được xuất khẩu sang thị trường EU theo 2 phương thức đó là CMP và FOB vì vậy đối với mỗi phương thức có một kênh phân phối cụ thể như sau:
* Đối với hàng xuất khẩu theo phương thức CMP: Do đặc điểm của phương thức này là Công ty nhận nguyên phụ liệu, mẫu mã sản phẩm và tiến hành sản xuất sản phẩm theo số lượng mà bên đặt gia công yêu cầu. Sau khi hoàn thành đơn đặt hàng toàn bộ lượng sản phẩm được sản xuất ra được trực tiếp giao cho bên đặt gia công vì vậy sản phẩm sản xuất ra sẽ được bán toàn bộ Công ty không phải thực hiện khâu marketing tiêu thụ sản phẩm và cũng không phải gánh chịu rủi ro nếu sản phẩm bán với giá thấp hoặc không bán được. Theo phương thức này kênh phân phối mà Công ty sử dụng đó là:
* Đối với hàng xuất khẩu theo phương thức FOB: Công ty tự thiết kế mẫu cho sản phẩm của mình, tiến hành sản xuất và cháo bán trên thị trường nội địa và thế giới do vậy các kênh phân phối được Công ty sử dụng đó là kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp.
+ Theo kênh phân phối trực tiếp ( Kênh 1 và 2 cấp ): may Chiến Thắng sản xuất sản phẩm và chào bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng trên thị trường EU là không qua bất cứ một khâu trung gian bán buôn hay nhà nhập khẩu nào cả. Theo kênh phân phối này, Công ty phải tự tổ chức marketing bán hàng, tự thiết lập hệ thống cửa hàng bán sản phẩm, hoặc bán hàng trực tiếp cho các nhà bán lẻ tuy nhiên lợi nhuận/đơn vị sản phẩm sẽ cao hơn do không
May Chiến Thắng Bên đặt gia
phải mất chi phí cho khâu trung gian.
+ Theo kênh phân phối trực tiếp ( Kênh 3 cấp ): may Chiến Thắng sản
xuất sản phẩm và bán cho nhà nhập khẩu các nước trên thị trường EU. Xuất khẩu hàng may mặc theo kênh phân phối này sản phẩm bán ra sẽ có giá thấp hơn so với bán hàng trực tiếp tuy nhiên Công ty không phải tổ chức khâu bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng mà chỉ bán cho khách hàng duy nhất đó là các nhà nhập khẩu mặt khác các rủi ro trong khâu tiêu thụ sẽ được giảm bớt.
* Đối với hàng may mặc xuất khẩu theo phương thức buôn bán đứt đoạn: Công ty mua nguyên phụ liệu từ nhiều nước khác nhau và tiến hành sản xuất sản phẩm theo mẫu mã của mình. Khi sản phẩm đã hoàn thành Công ty xuất khẩu sang các nước thứ ba, thường là các nước Châu Á như HôngKông, Đài Loan, Hàn Quốc…sau đó các nước này tiếp tục xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang các nước EU thông qua các đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ… Cấu trúc của kênh phân phối này được cụ thể như sau:
Công ty cổ phần may Chiến Thắng Nhà bán buôn trên thị trường EU Người bán lẻ trên thị trường EU Người tiêu dùng trên thị trường EU
Theo kênh phân phối này để sản phẩm tới tay người tiêu dùng trên thị trường EU phải trải qua quá nhiều khâu và nhiều trung gian vì vậy mà giá bán sản phẩm sẽ tăng lên do phải bù đắp chi phí trung gian, chi phí vận chuyển, chi phí phân phối. Mặt khác Công ty không thể kiểm soát được giá bán của sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng.