Theo hình thức xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng (Trang 27 - 29)

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG.

2. Thực trạng xuất khẩu hàng may của Công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường EU.

2.1. Theo hình thức xuất khẩu.

Hàng may mặc của may Chiến Thắng xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu theo phương thức gia công ( CMP ) và mua nguyên liệu, bán thành phẩm ( FOB ). Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức gia công chiểm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của may Chiến Thắng, chiếm từ 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu.

Xuất khẩu theo phương thức CMP tuy mang lại hiệu quả kinh tế không cao nhưng lại đóng góp một phần rất lớn vào việc giải quyết việc làm cho lao động. Mặt khác nó tạo điều kiện cho Công ty mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiều đối tác để học hỏi kinh nghiệm quản lý, liên kết hợp tác mua sắm máy móc trang thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ cho sản xuất qua đó ngày càng nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân, nâng cao năng lực sản xuất, dần chuyển từ phương thức gia công sang xuất khẩu trực tiếp nâng cao doanh số và dần tạo lập thương hiệu Chigamex trên thị trường EU và thị trường thế giới. Hiện nay, khối lượng hàng may mặc may Chiến Thắng xuất khẩu theo phương thức gia công sang thị trường EU ngày càng giảm và

lượng hàng may mặc xuất khẩu theo phương thức FOB có xu hướng tăng dần cùng với sự phát triển của Công ty.

Xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức FOB đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với xuất khẩu theo phương thức CMP, mặt khác xuất khẩu theo phương thức này mang lợi nhuận cao hơn cho Công ty, tạo điều kiện cho Công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh, đồng thời Công ty phải liên tục đổi mới mẫu mã sản phẩm, tự liên hệ tìm khách hàng, tổ chức marketing nhằm quảng cáo sản phẩm may mặc của mình trên thị trường…qua đó nâng cao trình độ quản lý của ban giám đốc Công ty, nâng cao trình độ tay nghề cho toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty… May Chiến Thắng đang nỗ lực để chuyển dần từ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức gia công sang xuất khẩu theo phương thức FOB. Dưới đây là kết quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU theo phương thức gia công và xuất khẩu trực tiếp của Công ty cổ phần may Chiến Thắng:

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Doanh thu xuất khẩu 96,135 125,300 137,564 Doanh thu bán FOB 75,085 92,384 109,328 Doanh thu gia công 21,050 32,916 28,236

( Nguồn: Phòng Kế hoạch XNK )

Ta có thể thấy mặc dù hàng may mặc của Công ty được xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu theo phương thức CMP nhưng lợi nhuận thu được rất thấp do Công ty chỉ nhận được phí gia công từ phía khách hàng, doanh thu từ gia công chỉ chiếm từ 20 – 35% tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của Công ty và ngày càng có xu hướng giảm xuống. Năm 2003, doanh thu gia công chiếm 21% tổng doanh thu xuất khẩu, năm 2004 doanh thu này tăng lên chiếm 26% nhưng đến năm 2005 lại giảm xuống còn 20% điều này chứng tỏ may Chiến Thắng đã có sự nỗ lực cố gắng rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch chuyển dần từ xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU theo

phương thức CMP sang phương thức FOB. Số lượng sản phẩm xuất khẩu theo phương thức FOB chiếm tỷ trọng ít nhưng mang lại lợi nhuận rất lớn cho Công ty do Công ty chủ động trong khâu mua nguyên phụ liệu, có thể sử dụng các loại vải có chất lượng cao được sản xuất trong nước có giá thành rẻ hơn nguyên phụ liệu nhập từ nước ngoài vì vậy tiết kiệm được ngoại tệ và tăng lợi nhuận. Trong năm 2003, doanh thu bán FOB của Công ty đã chiếm 79% tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ tăng lên chiếm 80% tổng doanh thu.

Từ đầu năm 2005, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU không phải chịu hạn ngạch mà được tự do xuất khẩu, không hạn chế số lượng. Do đặc thù của ngành may mặc là luôn hoạt động với thời gian chậm khoảng 6 tháng, tức là nếu đặt hàng vào ngày hôm nay thì phải mất khoảng 6 tháng nữa để tất cả các thủ tục như giao nhận hàng diễn ra. Đối với thị trường Việt Nam mãi đến tháng 12/2004 các doanh nghiệp EU mới biết là Việt Nam không còn phải chịu quota của EU nữa. Trung Quốc lại là một cường quốc dệt may với khả năng cạnh tranh lớn nên đã rất nhiều doanh nghiệp đặt hàng ở Trung Quốc rồi. Vì vậy, việc tăng trưởng của ngành may Việt Nam nói chung và may Chiến Thắng nói riêng trong năm 2005 tuy có tăng nhưng với tốc độ chậm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w