Kết quảước lượng mô hình VECM cho 7 biến đã dùng:
Trang 63 Phần này( hình phía trên) của bảng ước lượng mô tả các hệ số trong biểu thức đồng tích hợp. biểu thức trên thể hiện mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến có trong mô hình. Có thể nhận thấy rõ rằng, trong dài hạn các yếu tố PPI, IMP, NEER, OIL, GDP, R đều có tác động đến lạm phát. Thống kế t( trong dấu ngoặc vuông) đều có giá trị khá lớn, đều này khẳng định tác động của các yếu tố này đến chỉ số CPI là ý nghĩa thống kê.
Kết quả cân bằng dài hạn cho thấy tác động truyền dẫn từ NEER đến chỉ số CPI là 0.6%.
Trang 65
Kiểm định tính dừng của sai số:
Nếu kết qủa kiểm định cho kết quả chuỗi sai số là dừng thì mô hình VECM là phù hợp và đáng tin cây. Nếu kết quả là không dừng thì cần phải xem xét lại việc lựa chọn mô hình cho phù hợp. ta có bảng kết quả bên dưới:
Hình 4.11: Kiểm định tính dừng VECM
Kết quả cho thấy chuỗi sai số ở phương trình chứa đồng tích hợp là dừng với mức ý nghĩa thống kê cao. như vậy kết quả từ mô hình VECM là hợp lý và đáng tin cậy.
Hàm phản ứng đẩy:
Hình bên dưới tổng hợp kết quả hàm phản ứng đẩy đo lường tác động của một 1% cú sốc từ NEER đến các chỉ số CPI, PPI, IMP. Kết quả trên cho thấy một sự phù hợp trong cơ chế truyền dẫn. cú sốc có tác động lớn nhất đến IMP rồi đến PPI và sau cùng CPI, đều này kéo dài đến hết 8 tháng trong 10 tháng quan sát. Mức độ truyền dẫn đạt giá trị tối đa đối với IMP sau 8 tháng còn đối với PPI và CPI là 9 tháng.
Trang 66
Phân rã phương sai:
Phân tích phân rã phương sai trong phần này đo lường vai trò của các biến CPI, PPI, IMP, NEER, GDP, OIL, R( biểu thị qua %) ảnh hưởng như thế nào đến mức độ biến động của các chỉ số CPI, PPI, IMP.
Kết quả phân rã phương sai của CPI cho thấy:
Độ bất ổn của CPI chịu tác động nhiều bởi chính nó. đều này hàm ý một môi trường lạm phát đầy bất ổn. đều này cũng được giải thích bởi một hệ số rất lớn của biến CPI(-1), hệ số ám chỉ mức độ dai dẳng của lạm phát trong mô hình.
Ngoài ra chúng ta còn thấy được vai trò của CPI là giảm dần qua các tháng sau, thay vào đó là sự tăng lên của các yếu tố R, OIL, NEER, IMP, PPI.
Hình 4.13: Phân rã phương sai CPI
-0.002 0 0.002 0.004 0.006 0.008 0.01 0.012 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 LCPI LIMP LPPI
Trang 67 Kết quả phân ra phương sai của IMP cũng cho thấy những khía cạnh tương tự như CPI nhưng nổi bật lên là vai trò của giá xăng dầu OIL đến IMP. Vai trò của biến OIL chiếm một tỉ trọng lớn( hơn 30% ở tất cả các tháng) trong việc giải thích sự bất ổn của IMP và tiếp tục gia tăng trong những tháng tiếp theo. Điều này được lý giải bởi sự phụ thuộc rất nhiều vào giá xăng dầu thế giới của nước ta, đặc biệt trong thời kì quan sát của chúng tôi bao hàm những giai đoạn chiến tranh đen tối ở những khu vực khai thác dầu mỏ cùng với những sự độc quyền trong giá cả của khối các nước khai thác dầu lớn.
Một điểm thú vị được thể hiện trong kết quả trên đó là mặc dù tác động của biến OIL đối với IMP là rất lớn nhưng nó giảm dần đáng kể khi truyền dẫn đến CPI. Điều này là phù hợp trong thực tế, mặc dù giá xăng dầu thế giới biến động mạnh nhưng trong nước chính phủ luôn có những biến pháp để khống chế giá xăng dầu nhằm bình ổn tiêu dùng trong nước.
Kết quả phân tích phân ra phương sai của PPI nói lên rằng:
Sự bất ổn của PPI ngoài việc chịu ảnh hưởng của chính môi trường trong nước, nó còn chịu tác động mạnh mẽ của chỉ số IMP. Điều này được lý giải bởi một cơ cấu xuất nhập khẩu mà trong đó nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước chiếm một tỉ trọng tương đối lớn so với hàng hóa tiêu dùng.
Trang 68
Kết luận mô hình VECM:
Như vậy kết quả kiểm định mô hình VECM cũng chỉ ra rằng mức độ truyền dẫn tỷ giá ở Việt Nam là rất thấp, cụ thể hệ số truyền dẫn lên chỉ số CPI chỉđạt 0,6%. Có thể nói mô hình SVAR và mô hình VECM chúng tôi sử dụng đã cho ra những kết quả tương tự nhau. Như vậy có thể khẳng định có một số nguyên nhân nào đó đã gây ra mức độ truyền dẫn rất thấp ở Việt Nam trong thời kỳ 2001-2011. Theo chúng tôi đó có thể là:
Chiến lược Giá – Thị trường (Pricing to Market)
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ERPT tại Việt Nam đó chính là chiến lược Giá - Thị trường (pricing to market). Đây là yếu tố được rất nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều nước dùng để giải thích ERPT thấp ở các quốc gia. Khái niệm chung của chiến lược này là giá cảđược điều chỉnh phù hợp với thị trường. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi, các công ty vẫn giữ mức giá phù hợp với thị trường và có thể chịu lỗ để giữ thị phần trước áp lực cạnh tranh. Điều này làm giảm đáng kể mức độ ERPT ở các nước. Ở Việt Nam, một ví dụ cụ thể cho trường hợp này đó chính là việc kiểm soát giá cả của Nhà nước. Nếu ví Nhà nước như là một công ty “lớn” đại diện cho thị trường, thì Nhà nước luôn tìm cách kiểm soát giá cả để bình ổn thị trường, điều này làm giảm đáng kể truyền dẫn tỷ giá vào các chỉ số giá trước các cú sốc tỷ giá. Trong khi mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam chủ yếu là nguyên nhiên liệu, chiếm gần 50% giá trị nhập khẩu năm 2011, nhưng Nhà nước lại kiểm soát giá để bình ổn thị trường. Do đó, mức độ truyền dẫn ở Việt Nam vào các chỉ số giá sẽ bị giảm đáng kể và rất thấp.
Trang 69 Dưới đây là hình ảnh về biến động giá dầu thế giới và giá xăng bán lẻ tại Việt Nam từ 2008 đến 2011.
Hình 4.16: Diễn biến giá dầu thế giới
Nguồn: World Bank
Bảng 4.2 Giá xăng RON 92 bán lẻ tại Việt Nam
Ngày Mogas 92 (đồng/lít) Ngày Mogas 92
(đồng/lít) 21/7/2008 19.000 09/08/2009 14.700 14/08/2008 18.000 01/10/2009 15.200 18/09/2008 16.500 24/10/2009 15.500 17/10/2008 16.000 20/11/2009 16.300 31/10/2008 15.000 15/12/2009 15.950 15/11/2008 13.000 14/01/2010 16.400 11/12/2008 11.000 21/02/2010 16.990 09/02/2009 11.000 03/03/2010 16.990 19/03/2009 11.000 27/05/2010 16.490 02/04/2009 11.500 08/06/2010 15.590 08/05/2009 12.500 09/08/2010 16.400 10/06/2009 13.500 24/02/2011 19.300 01/07/2009 14.200 29/03/2011 21.300 0 50 100 150 Ja n -0 8 A p r- … Ju l- 0 8 O ct -… Ja n -0 9 A p r- … Ju l- 0 9 O ct -… Ja n -1 0 A p r- … Ju l- 1 0 O ct -… Ja n -1 1 A p r- …
Trang 70
Nguồn: www.xangdau.net
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng từ 2008 - 2011, giá dầu thể giới có nhiều biến động, khoảng dao động hơn 50 USD/thùng, từ dưới 50 USD/thùng đến hơn 100 USD/thùng. Tuy nhiên, giá xăng dầu Việt Nam qua các đợt điều chỉnh vẫn rất ít và tương đối ổn định, dao động mỗi lần điều chỉnh khoảng 1000 đ/lít. Điều này nhờ sự trợ giá và hỗ trợ bình ổn thị trường của Nhà nước. Mặc dù giá nguyên nhiên liệu thế giới biến động, Nhà nước vẫn đảm bảo giá xăng dầu trong nước ổn định qua những đợt điều chỉnh nhỏ, nhằm đảm bảo mặt bằng giá cả trong nước, do đây là nguồn đầu vào quan trọng của tất cả các lĩnh vực sản xuất.
Điều này đã được cụ thể hóa qua Thông tư 234/2009/TT-BTC ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính. Theo đó, định mức chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức và mức Quỹ Bình ổn giá lần lược được quy định là 600 đồng/lít, 300 đồng/lít và 300 đồng/lít. Chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức được cố định trước sự biến động của giá dầu thế giới. Ngoài ra, giá xăng còn được trợ giá bởi Quỹ Bình ổn giá. Chính các yếu tố này đã giảm giá xăng trong nước thấp đi nhiều so với giá thế giới. Do đó, một sự tăng lên (giảm xuống) của tỷ giá hổi đoái, với tỷ trọng nhập khẩu lớn nguyên nhiên liệu từ thế giới đáng lẽ các chỉ số giá trong nước sẽ truyền dẫn đáng kể, song hành động trợ giá của Nhà nước đã giảm đáng kể tác động này. Điều này, chúng tôi cho là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả truyền dẫn tỷ giá đến các chỉ số giá IMP, PPI, CPI ở Việt Nam thấp.
Mức độ cạnh tranh:
Ngoài ra một nguyên nhân quan trọng khác giải thích cho mức độ dẫn truyền thấp ở Việt Nam là mức độ cạnh tranh cao. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 Việt Nam có tổng cộng 622.977 công ty, cao hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực (ngay cả một nước phát triển như Singapore cũng chỉ có khoảng 30.000 công ty). Đặc biệt hơn, hầu hết các công ty của Việt Nam đều là những công ty vừa và nhỏ nên mức độ cạnh tranh là rất cao. Bằng chứng là trong năm 2011 đã có 79.014 doanh nghiệp giải thể. Một khi mức độ cạnh tranh là rất cao, các nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ phải rất cân nhắc trong việc tăng giá bán khi tỷ giá thay đổi bởi điều này sẽ trực tiếp
Trang 71 ảnh hưởng đến thị phần của họ. Chính vì thế đôi khi chính các công ty xuất khẩu sẽ hấp thụ những biến động trong tỷ giá đểđảm bảo thị trường.
Tuy nhiên, tổng hợp tất cả các nguyên nhân trên cũng khó có thể giải thích cho hiện tượng hệ số truyền dẫn quá thấp ở Việt Nam như kết quả của mô hình VECM. Do đó chắc chắn phải có một nguyên nhân gốc rễ hơn khiến cho việc tính toán chỉ số truyền dẫn bịảnh hưởng. Theo chúng tôi đó chính là vấn đề về giá trị tỷ giá hối đoái được sử dụng.
Giá trị tỷ giá hối đoái dùng tính toán:
Giá trị tỷ giá hối đoái được dùng trong mô hình trên là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố. Theo nguyên tắc, Ngân hàng Nhà nước sẽ thu thập số liệu tỷ giá của các Ngân hàng Thương mại để tính toán tỷ giá bình quân và làm giá tham chiếu cho ngày tiếp theo. Mặc dù tỷ giá này được công bố như giá thị trường nhưng vẫn có khả năng tỷ giá này đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh cho những mục tiêu nhất định. Khi đó việc sử dụng tỷ giá này để tính toán rõ ràng sẽ không thể ước lượng được chính xác hệ số dẫn truyền như mô hình VECM đã làm được với các quốc gia khác. Mặc dù chưa có những dẫn chứng thuyết phục cho vấn đề này nhưng đây là lý do thiết yếu mà chúng tôi nghĩđã làm cho hệ số dẫn truyền là quá thấp tại Việt Nam.
Trang 72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu này chúng tôi đã phân tích mức độ và thời gian truyền dẫn tỷ giá ERPT ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 bằng việc sử dụng mô hình VAR (dạng VAR cấu trúc) và mô hình VECM. Việc lựa chọn mô hình VAR cấu trúc và mô hình VECM, hoàn toàn khác so với các nghiên cứu ở Việt Nam trước đây chủ yếu sử dụng mô hình VAR rút gọn, chúng tôi đã phân tích được tác động trực tiếp của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá trong nước cùng thời điểm t, đồng thời đo lường được tác động cân bằng trong dài hạn của các biến số.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi có thể được xem xét bởi các nhà điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Nếu Việt Nam thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu thì kênh đều hành chính sách tiền tệ cần xem xét yếu tố tỷ giá hoái tác động đến lạm phát, để giữ vững lạm phát ở trong vùng mục tiêu. Cụ thể, mức điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, sẽ dựa trên kết quả cùng những tính toán hợp lý đểđưa lạm phát về vùng mục tiêu bằng công cụ tỷ giá hối đoái hoặc phối hợp với các công cụ tiền tệ khác.
Từ kết quả ước lượng mô hình, chúng tôi nhận thấy rằng hệ số dẫn truyền ERPT ở Việt Nam là rất thấp, đều này phản ảnh gần như chính xác mức độ các tác động từ các cú sốc bên ngoài để các chỉ số giá trong điều kiện ở Việt Nam. Cụ thể, rất nhiều mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng như ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế như nguyên nhiên liệu đều được Nhà nước kiểm soát giá và không để biến động tác động đến chỉ số giá tiêu dùng trong nước. Chính sách này đã làm giảm đáng kể tác động truyền dẫn các cú sốc đến chỉ số giá trong nước. Do đó, khi thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, Ngân hàng Nhà nước, cần phối hợp tác động giữa các chính sách nhằm tạo được hiệu quả cao nhất, tránh chính sách này lấn át chính sách kia. Mặt khác, một nguyên nhân chính khiến kết quả ước lượng thấp là bởi tỷ giá được sử dụng là tỷ giá bình quân liên ngan hàng có thểđã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh.
Bài nghiên cứu chúng tôi khi thực hiện vẫn nhận thấy còn nhiều khiếm khuyết chưa thể giải quyết được. Đặc biệt chính là sử dụng một tỷ số giá mang tính “thị
Trang 73 trường” thực sự. Nếu có thể sử dụng một tỷ giá như vậy sẽ cho chúng ta những kết quả chính xác hơn về mức độ truyền dẫn. Đây có thể xem là một hướng nghiên cứu đầy tiềm năng cho các công trình tiếp theo.
Trang 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
McCarthy,J.(2000),Pass-Through of Exchange Rates and Import Prices to Domestic Inflation in Some Industrialised Economies, Federal Reserve Bankof NewYork Staff Report No.111. Taylor, J.B (2000). “Low Inflation, Pass-through, and the Pricing Power of Firms”, European Economic Review, 44, 1389 – 1408
Webber, A. (1995). “Partial Small Country Import Pass-through, Currency Composition, and Imported Inputs”, International Economic Journal, 9, 13-29
Ito and Sato (2007), “Exchange Rate Changes and Inflation in Post-CrisisAsian Economies: VAR Analysis of the Exchange Rate Pass-Through”
Hahn,E.(2003),Pass-
ThroughofExternalShockstoEuroAreaInflation,EuropeanCentral BankWorkingPaperNo.243.
Goldberg, P. K. and M. M. Knetter (1997), Goods prices and exchange rates: What have we learned?, Journal of Economic Literature 35 (3), 1243-1272.
Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn & Marcelo Sanschez (2007).“Exchange Rate Pass-Through in Emerging Markets”.
Vo Van Minh (2009). “Exchange Rate Pass-Through and Its Implications For Inflation in Vietnam”
Nguyen Thi Thu Hang and Nguyen Duc Thanh, “Macroeconomic Determinants of Vietnam’s inflation 2000-2010: Evidence and analysis”
Vo Tri Thanh, Dinh Hien Minh, Do Xuan Truong, Hoang Van Thanh andPham Chi Quang (2000), “Exchange Rate Arrangement in Vietnam: Information Content and Policy Options,” East Asian Development Network (EADN), Individual Research Project.
Trang 75
Felix P. Hüfner and Michael Schröder (2002). "Exchange Rate Pass-Through to Consumer Prices:A European Perspective"
Carlos Jose Garcia and Jorge Enrique Restrepo (2001), “Price inflation and exchange rate pass-through in Chile”
Peter Rowland (2004), “Exchange Rate Pass-through to domestic prices: the case of Colombia”
IMF (2003), “Vietnam: Statistical Appendix”, IMF Country Report No03/382, International Monetary Fund.
IMF (2006), “Vietnam: Statistical Appendix”, IMF Country Report No.06/52, International Monetary Fund.
Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long (2005), “Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam vàcác yếu tố tác động: Phương pháp tiếp cận định lượng”.
Nhật Trung – Nguyễn Hồng Nga (2011) “Hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá đến giá cả và lạm phát”
Trần Mai Anh – Nguyễn Đình Minh Anh (2010). “Ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm