+ Ito (2005)đã kiểm tra mức độ truyền dẫn vào giá nhập khẩu và giá tiêu dùng cho 8 nước Đông Á trong thời kì từ quý 1 năm 1986 đến quý 2 năm 2004. Các tác giả đã sử dụng mô hình sai phân bậc 1với độ trễ hiệu lực kéo dài đến 4 kỳ. Kết quả là mức độ truyền dẫn vào giá nhập khẩu là rất cao ở 4 quốc gia: Hong Kong (49%), Indonesia (100%), Nhật Bản (99%) và Thái Lan (166%). Trong khi đó mức độ truyền dẫn ở 3 nước còn lại (Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan) là không đáng kể. Đồng thời, mức độ truyền dẫn vào trong giá tiêu dùng cũng thấp hơn so với giá nhập khẩu. Cụ thể, cao nhất là ở Indonesia (57%), sau đó là Thái Lan (26%), Singapore (20%), và Hàn Quốc (13%).
Cũng trong bài nghiên cứu này, sử dụng mô hình VAR, các tác giả đã phân tích những ảnh hưởng trong sự thay đổi của tỷ giá, chính sách tiền tệ, cú sốc về cầu
Trang 22 (thông qua output gap) và cú sốc về cung (thông qua thay đổi của giá dầu) lên các chỉ số IMP, CPI và PPI trong thời kỳ từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 8 năm 2004. Hàm phản ứng đẩy đã cho thấy mức độ nhạy cảm của IMP là cao nhất, kế tiếp là PPI rồi đến CPI. Các tác giả cũng sử dụng phân rã phương sai để xác định tầm quan trọng tương đối của 4 biến số kể trên đối với giá cả trong nước. Kết quả cho thấy một cú sốc về tỷ giá ảnh hưởng đến 40% trong sự thay đổi của CPI ở cả Indonesia và Hàn Quốc, tuy nhiên lại thấp hơn và chỉđạt 20% ở Malaysia, Singapore và Thái Lan. Đối với IMP, cú sốc tỷ giá gây ra 50% thay đổi ở Hàn Quốc, 20% ở Indonesia và Thái Lan và chỉ 10% ở Singapore. Giải thích hợp lý nhất cho đến lúc này về Singapore là bởi đây là một quốc gia có diện tích và dân số nhỏ với nền kinh tế rất phát triển cùng mức độ mở cửa cao, do đó có sự cân đối nhất định giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu.
+ Kang và Wang (2003) cũng sử dụng mô hình VAR để phân tích ảnh hưởng của tỷ giá lên giá nhập khẩu cà CPI của Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan trong suốt thời kỳ từ tháng 1 năm 1991 đến tháng 12 năm 2001. Hàm phản ứng đẩy cũng chỉ ra rằng tác động vào giá nhập khẩu là cao hơn giá tiêu dùng. Điểm đặc biệt trong bài nghiên cứu này là nó tập trung sâu vào giai đoạn sau khủng hoảng của châu Á (1998- 2001). Khi đó cả giá nhập khẩu và tiêu dùng của Hàn Quốc và Thái Lan đều phản ứng rất mạnh đối với những thay đổi trong tỷ giá trong khi ở Nhật Bản và Singapore hầu như không có sự khác biệt giữa trước và sau khủng hoảng. Điều này được giải thích bởi 2 lý do: thứ nhất là Hàn Quốc và Thái Lan chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khủng hoảng, thứ hai là hai quốc gia này lập tức áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi hoàn toàn tự do ngay sau khủng hoảng, do đó mức độ truyền dẫn vào giá cả trong nước là rất cao.
+ Sasaki (2002) theo một hướng đi tương đối mới, ông tiến hành kiểm định độ co giãn về giá bán đối với các nhà xuất khẩu Nhật Bản ở các thị trường Mỹ, châu Âu và châu Á bằng chuỗi dữ liệu giá xuất khẩu hàng tháng của Nhật Bản vào các thị trường trên trong giai đoạn 1990-1995. Kết quả cho thấy mức độ điều chỉnh giá ở thị trường Mỹ là cao nhất khi các nhà xuất khẩu phải hấp thụ đến gần 50% những cú sốc về tỷ giá. Nguyên nhân được giải thích là: thứ nhất, thị trường Mỹ có mức độ cạnh tranh quá cao, kết quả là các nhà xuất khẩu Nhật Bản phải chịu lỗ nhất định để duy trì thị phần,
Trang 23 thứ hai là bởi 84% các hóa đơn bán hàng vào Mỹ là bằng đồng USD. Chính vì vậy mức độ truyền dẫn từ tỷ giá vào lạm phát trong trường hợp này là rất thấp so với các quốc gia ở châu Âu và châu Á.
+ Webber (1999) cũng tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và giá nhập khẩu ở 9 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Hàn Quốc, Pakistan, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Úc và New Zealand nhưng không phải bằng mô hình VAR mà bằng phương pháp tích hợp Johansen. Kết quả cho thấy mức độ truyền dẫn là khác nhau giữa các quốc gia và là cao nhất đối với những quốc gia có thu nhập thấp nhất: Pakistan (109%), Philippin (89.6%). Mặt khác các tác giả còn nêu lên phát hiện rằng cơ cấu hàng hóa nhập khẩu cũng có thể là một yếu tố tác động lên mức độ truyền dẫn tuy nhiên chưa tiến hành kiểm định phát hiện này.
+ Lee (1997)đã ước tính mức độ truyền dẫn tỷ giá vào giá nhập khẩu của Hàn Quốc trong giai đoạn từ quý 1 năm 1980 đến quý 4 năm 1990 theo từng loại sản phẩm khác nhau thuộc 24 ngành công nghiệp. Kết quả cho thấy mức độ truyền dẫn trung bình là 38%, riêng sắt thép đạt đến 43% và đặc biệt là đồ da và lông thú (92%). Bài nghiên cứu kết luận rằng các ngành công nghiệp càng mũi nhọn, càng được tập trung phát triển thì mức độ truyền dẫn càng thấp.
+ Parsons và Sato (2005) cũng tiến hành tính toán ERPT cho 4 quốc gia Đông Nam Á là Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippin đối với giá cả của 27 loại hàng hóa tiêu dùng mà 4 quốc gia này xuất khẩu vào thị trường thế giới trong giai đoạn từ 1999 đến 2004 bằng mô hình hồi quy tích lũy. Kết quả là các tác giả thậm chí không tìm được một dấu hiệu nào của sự truyền dẫn vào giá cả trong nước ở các quốc gia nhập khẩu. Điều này một lần nữa khẳng định thêm nhận định rằng các nền kinh tế nhỏ và mở thường là những “người chấp nhận giá” (price takers) trên thị trường quốc tế.
+ Sasaki (2005)đã tiến hành kiểm định ảnh hưởng của việc thay đổi giá trịđồng USD và Yên Nhật đến giá nhập khẩu của các quốc gia ởĐông Nam Á bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore và Thái Lan trong thời kì từ tháng 2 năm 1973 đến tháng 12 năm 2000. Kết quả cho thấy ở mức độ tổng thế việc thay đổi tỷ giá với đồng USD đã gây ra hiệu ứng truyền dẫn vào giá nhập khẩu nhưng đồng Yên Nhật thì
Trang 24 không. Tuy nhiên khi tác giả nghiên cứu ở mức độ từng loại hàng hóa ông lại nhận thấy có hai loại hàng hóa từ Nhật Bản bịảnh hưởng bởi hiệu ứng truyền dẫn đó là giấy photocopy và những quả bóng đánh golf. Lý giải được đưa ra là bởi đây không phải là những hàng hóa thiết yếu và trong giai đoạn này mức độ cạnh tranh của các hàng hóa này trong nước là rất thấp, những sản phẩm từ Nhật đang chiếm lĩnh hầu hết thị trường.