Kiểm định nhân quả Granger:

Một phần của tài liệu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá trong nước (Trang 52 - 54)

Trang 46 Như đã trình bày ở trên, phần mô hình chúng tôi thực hiện dựa trên nền tảng mô hình mà McCarthy đã thực hiện vào năm 2000. Do đó, mô hình lúc đầu của chúng tôi cũng sử dụng 7 biến bao gồm: CPI, IMP, PPI, NEER, OPG, R, OIL. Sau đó chúng tôi tiến hành kiểm định nhân quả Granger để xem xét liệu có biến nào trong mô hình trên là không cần thiết và có thể loại bỏ ra khỏi mô hình này hay không. Kết quả phía dưới cho thấy, tất cả các biến điều có quan hệ nhân quả với biến CPI với mức ý nghĩa <10%, kết quả này là tương đồng với bài nghiên cứu của McCarthy, J. (2000). Như vậy mô hình nghiên cứu của chúng tôi sẽ sử dụng 7 biến nêu trên để quan sát thực nghiệm cơ chế truyền dẫn ở Việt Nam.

Hình 4.2: Kiểm định nhân quả Granger:

Kim định nhân qu Granger ( Var Granger Causality/ Block Exeneity Wald Tests)

Trên thực tế ngoài 7 biến nêu trên, chúng tôi đã tiến hành thu thập dữ liệu và đưa vào trong mô hình một số biến như: Cung tiền M2, tốc độ tăng trưởng tín dụng, giá thép thế giới, sản lượng sản xuất công nghiệp.

Nguyên nhân thửđưa các biến trên vào mô hình bởi mỗi biến đều có những ảnh hưởng nhất định lên chỉ số giá tiêu dùng trong nước:

Trang 47 + Cung tiền M2 là một chỉ số đại diện cho chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương (ngoài biến lãi suất ngắn hạn R đã sử dụng)

+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng đến dòng tiền thực sựđã được bơm vào nền kinh tế và chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến CPI

+ Thép chiếm một phần tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong nhiều năm qua. Do đó giá thép thế giới chắc chắn sẽ có những tác động đến chỉ số giá trong nước

+ Sản lượng sản xuất công nghiệp: chính là thành quả của toàn bộ nền sản xuất công nghiệp của nước ta, do đó đây là chỉ số ít nhiều sẽ có thể tác động đến CPI

Kết quả thực nghiệm mô hình cho thấy:

+ 3 biến cung tiền M2, giá thép thế giới và sản lượng sản xuất công nghiệp không có ý nghĩa về mặt thống kê hay nói cách khác là không có ảnh hưởng đến CPI

+ Biến tăng trưởng tín dụng có ý nghĩa về mặt thống kê song khí so sánh trước và sau khi đưa biến này vào mô hình, chỉ số R2 không thay đổi đáng kể, Do đó việc thêm biến này vào mô hình hầu như không có ý nghĩa lớn.

Cuối cùng chúng tôi vẫn quyết định sử dụng 7 biến nền tảng mà McCarthy đã đề xuất, đó là: CPI, IMP, PPI, NEER, OPG, R, OIL

Một phần của tài liệu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá trong nước (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)