Phần này chúng tôi xây dựng một công thức biểu diễn sự biến động của các chỉ số vào những cú sốc của các biến thành phần để tìm hiểu vai trò của từng cú sốc đối với biến quan sát. Kết quả mô hình được thể hiện ở phía dưới lần lượt là phân rã phương sai của IMP, PPI, CPI:
Trang 59 Với một trật tự Cholesky như trên : D(OIL) > D(NEER) > D(IMP) > D(OPG) > D(R) > D(PPI) >D(CPI) kết quả cho thấy một sốđiểm đáng lưu ý như sau:
- Đối với IMP: ngoại trừ tác động từ cú sốc của chính nó thì cú sốc từ giá dầu
đóng một vai trò quan trọng tạo nên sự bất ổn của IMP. Tác động từ cú sốc của biến OIL chiếm một tỉ trọng khá lớn( hơn >40%) qua các kì quan sát. Mặc dù vậy, tác động này có xu hướng giảm dần, từ 59% ở tháng thứ nhất xuống còn khoảng 41% ở tháng thứ 6 và duy trì ổn định với mức 40,5% ở tháng thứ 10.
Điều này cho thấy một sự lệ thuộc rất lớn của chỉ số giá IMP vào giá dầu của thế giới.
- Đối với PPI: chỉ số PPI chịu ảnh hưởng mạnh từ cú sốc của IMP và cú sốc của OPG. tuy nhiên lược đồ cho thấy tác động của 2 cú sốc này là không giống nhau. Cú sốc của IMP tuy có tỉ trọng lớn hơn trong sự bất ổn của PPI nhưng giảm dần qua các tháng( từ 36,8% trong tháng thứ nhất giảm xuống còn 28,9% trong tháng thứ 10). Cú sốc từ OPG có tỉ trọng thấp hơn song tác động của nó có xu hướng bất ổn hơn. tỉ trọng của nó tăng lên nhanh chóng từ tháng ban đầu
đến tháng thứ 2(0,5%-> 10% ->17%) nhưng sau đó giảm dần đến tháng 6 rồi có xu hướng tăng dần cho đến tháng 8 và giảm nhẹ trở lại.
- Đối với CPI: các cú sốc của NEER, OPG, IMP, ngoại trừ OPG có xu hướng hơi bất ổn trong những tháng đầu, các cú sốc còn lại đều có vai trò tăng dần qua từng tháng.
Kết luận mô hình SVAR:
Như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận ra mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt Nam là rất thấp so với các quốc gia đang phát triển khác mà phần 2 về các công trình nghiên cứu ở các quốc gia chúng tôi đã trình bày. Điều này làm chúng tôi quan ngại liệu mô hình SVAR chưa phù hợp và chưa thực sựđo lường được tác động truyền dẫn ở Việt Nam? Để khẳng định vấn đề một cách chắc chắn, chúng tôi cần một mô hình đo lường được mức độ cân bằng trong dài hạn và chúng tôi quyết định lựa chọn VECM – một mô hình tiêu biểu mà nhiều vài nghiên cứu trong phần 2 đã có đề cập.
Trang 60