Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực trong xu thế phát triển các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực trong xu thế phát triển các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 49 - 55)

2) Phương hướng và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trong quá trình phát triển khu công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng

2.3)Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực trong xu thế phát triển các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

2.3.1) Quy hoạch phát triển khu công nghiệp phải đặt trong chiến lược tổng thể về an ninh lương thực:

Phát triển các khu công nghiệp là một tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Tuy nhiên, việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ các khu công nghiệp cần được tính toán khoa học, tránh tác động xấu đến đời sống của người nông dân, sản xuất nông nghiệp...

Theo thống kê, diện tích đất canh tác lúa của vùng đến cuối năm 2007 còn 825145 ha, giảm 66011 ha so với năm 2005 (bình quân mỗi năm giảm 22003 ha, trong đó diện tích chuyên trồng lúa nước giảm gần 4.000 ha). Nhiều địa phương, với chính sách “trải thảm đỏ” cho các nhà đầu tư đã sử dụng đất lúa (trong đó có nhiều diện tích đất tốt, canh tác thuận lợi) để phát triển công nghiệp không tiết kiệm, hiệu quả thấp.

Đổi mới tư duy của các cấp, các ngành trong vùng về xây dựng KCN theo hướng xóa bỏ tư tưởng phô trương, hình thức, tham quy mô to, số lượng nhiều. Phát triển KCN quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu để giảm bớt diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Xóa bỏ nhanh tình trạng “quy hoạch treo”, gây lãng phí đất và phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, nhất là khiếu kiện, lấn chiếm đất. Đối với các KCN đã quy hoạch cần thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư để nhanh chóng lấp đầy diện tích. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý các KCN, cán bộ xã, phường, hợp tác xã để nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật và kiến thức quản lý sản xuất trong cơ chế thị trường, bảo đảm cho họ có khả năng áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật mới, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội đối với hộ nông dân mất đất và thiếu đất nông nghiệp.

Các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng để từ đó cụ thể hóa quy hoạch phát triển KCN cho phù hợp. Nội dung hoàn thiện quy hoạch vùng ĐBSH cần tập trung vào quy hoạch thành phố lớn nhất là Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gắn với quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các vùng tái định cư và quy hoạch đào tạo nghề, sử dụng lao động nông thôn vùng mất đất nông nghiệp do mở rộng KCN và đô thị hóa.

2.3.2) Tăng cường liên kết giữa đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong phát triển các khu công nghiệp nhằm đảm bảo vấn đề an ninh lương thực:

Quy hoạch khoa học các khu công nghiệp, cân nhắc xây dựng khu công nghiệp tập trung ở những nơi tách hẳn khỏi đất sản xuất nông nghiệp, xa khu dân cư, làm hạ tầng đồng bộ như: đường giao thông nối với các trục đường chính, điện, nước, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường... Mặc dù cách làm này

mất nhiều kinh phí hơn so với tận dụng khu vực đất gần trục đường quốc lộ, song là cần thiết cho sự phát triển bền vững, lâu dài, tránh ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân. Nếu vẫn lấy đất nông nghiệp phải lấy những khu vực đất xấu, canh tác không hiệu quả, tuyệt đối không lấy khu vực đất tốt.

Mặt khác trong việc quy hoạch các ngành công nghiệp phụ trợ, cần có một chính sách quy hoạch nhất quán, phù hợp để không gây ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp. Ví dụ như quy hoạch các ngành công nghiệp này ở những vùng những khu lân cận, có ít dân cư sinh sống hay ở vùng đất đai ít màu mỡ hơn như vùng trung du đồi núi phía Bắc. Điều này tạo nên tăng trưởng vùng miền núi cũng như tận dụng được lợi thế so sánh , tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân nơi đây.

2.3.3) Tiết kiệm và sử dụng hợp lý đất đai, hạn chế tối đa sự tác động tiêu cực của việc phát triển khu công nghiệp với vấn đề an ninh lương thực:

Các khu công nghiệp tập trung đã đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển chung, vào nguồn ngân sách trung ương và địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực cũng nảy sinh các vấn đề xã hội bức xúc: do thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp, hàng chục nghìn hộ nông dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm nên thu nhập thấp và giảm dần; các tệ nạn xã hội phát triển; môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng; có sự phân hóa về thu nhập và đời sống trong nội bộ dân cư nông thôn. Định hướng chung cho việc giải quyết vấn đề nông dân mất đất nông nghiệp do phát triển KCN vùng ĐBSH trong những năm tới là tập trung nguồn lực của các nhà đầu tư, của Nhà nước và địa phương, của các doanh nghiệp trong KCN để đào tạo nghề mới cho nông dân, từ đó thu hút họ vào các KCN và chuyển đổi ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn hoặc ưu tiên đi xuất khẩu lao động . Đối với đất nông nghiệp dành cho KCN, hướng lâu dài khai thác sử dụng có hiệu quả quỹ

đất đã có dành cho các KCN; trong đó, chủ yếu là thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để lấp đầy diện tích. Từ năm 2007, kiên quyết xóa “quy hoạch treo” hoặc diện tích bỏ hoang hóa trên 1 năm trong các KCN. Việc xây dựng các KCN mới nhất thiết phải thận trọng, tiết kiệm đất nông nghiệp, có tính khả thi và theo quy hoạch. Vấn đề đặt ra trong những năm tới là củng cố các KCN đã có, đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh ở nông thôn và các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp một cách đồng bộ. Yêu cầu chung là bảo đảm tốt việc làm, thu nhập, đời sống của hộ nông dân mất đất nông nghiệp do phát triển KCN phải được đặt lên hàng đầu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện và cơ chế chính sách của trung ương và địa phương vùng ĐBSH.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ và phát triển diện tích trồng lúa chính là cơ sở để đảm bảo an toàn lương thực bền vững và thực hiện các mục tiêu xây dựng đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng này, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để khai hoang, lấn biển, mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Ở nhiều địa phương, nhân dân đã cố gắng thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng năng suất lúa, tăng sản lượng lương thực. Từ khi Luật Đất đai ra đời, một số địa phương đã quan tâm chỉ đạo, quản lý quỹ đất nông nghiệp có giá trị cao, và đặc biệt là diện tích trồng lúa nước, hạn chế việc chuyển quỹ đất này sang sử dụng vào các mục đích khác không đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, việc đổi mới cơ chế quản lý và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp đã góp phần ổn định và phát triển sản lượng lương thực đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu.

2.3.4) Lựa chọn, chuyển giao và tiếp thu những công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến lương thực, tạo ra nhiều sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

Tập trung ưu tiên ứng dụng các thành tựu công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học nhằm lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng mới có chất lượng cao và có giá trị kinh tế.

Đối với cây lương thực : sử dụng các giống lúa, ngô có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, tăng tỷ lệ lúa lai trong vùng lên 70-75% diện tích.

Đối với nhóm cây công nghiệp ngắn ngày : áp dụng các công thức luân canh hợp lý, trong đó phát triển mạnh đậu tương hè, hè thu, đậu tương đông; lạc vụ xuân và lạc đông; thực hiện các quy trình kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất như bón cân đối N-P-KCN, phòng trừ tổng hợp IPM, sử dụng phân vi lượng và chất kích thích đậu quả, kỹ thuật trồng phủ nilon….

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác và các khâu phơi – sấy bảo quản , chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng của hàng nông sản

Hoàn thiện mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư, mạng lưới kỹ thuật viên đến từng xã để tạo điều kiện đẩy mạnh công tác khuyến nông. Xây dựng các điểm trình diễn kỹ thuật và chuyên môn hoá sản xuất. Xây dựng các trung tâm nông nghiệp công nghệ cao ở các tỉnh để sản xuất các loại giống và sản phẩm chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế lớn.

2.3.5) Tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất lương thực:

Đầu tư cho các công tác thuỷ lợi:

- đầu tư xây mới và nâng cấp các công trình thuỷ lợi; xây dựng, cải tạo hệ thống trạm bơm điện, cống đầu mối, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng hệ thống tưới tiêu cho vùng cao hạn khó tưới, vùng nông nghiệp ven đô( vùng rau sạch, vùng hoa, cây ăn quả). Đầu tư tăng cường về khả năng công trình cho tiêu thoát úng toàn vùng và trên địa bàn các tỉnh, với các giải pháp đồng bộ, toàn diện. Đầu tư từng bước hiện đại hoá các công trình thuỷ lợi, trước tiên ưu tiên đầu tư hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi ở các vùng sản xuất hàng

hoá có giá trị kinh tế cao; hiện đại hoá trang thiết bị về quản lý điều hành hệ thông tưới tiêu…vv

- Củng cố đê điều, tăng cường khả năng thoát lũ , phân chặn lũ, phòng tránh lũ - hoàn thiện các văn bản pháp luật, và phổ biến pháp luật tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý tài nguyên nước và các công trình thuỷe lợi

- tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong quản lý tài nguyên nước và công trình thuỷ lợi

Các giải pháp cụ thể:

- Tập trung khôi phục và nâng cấp 17 hệ thống thuỷ nông , dder củng cố nâng mức ổn định của 86 vạn ha về tưới, tăng 4,4 vạn ha và 6 vạn ha tiêu úng. Hiện đại hoá điều kiện quản lý vận hành công trình trên 3 hệ thống lớn Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà và trạm bơm Đan Hoài

Nghiên cứu và đưa ra biện pháp bảo đảm cấp nước an toàn cho khu tam giác công nghiệp Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đồng thời phải tiến hành một số giải pháp công trình tiêu úng triệt để cho các Thành phố và xử lý nước thải công nghiệp và dân sinh tránh gây ô nhiẽm nguồn nước

Tập trung ưu tiên đầu tư hàng đâu cho việc nâng cao chất lượng của các hệ thông đê sông Hông và sông Thái Bình để các hệ thống đê này có thể đảm bảo an toàn với mực nước lũ thiết kế. Song song với việc nâng cao chất lượng đê cần hoàn thiên qui trình điều hành lũ của hồ Hoà Bình, hồ Thác Bà để khai thác tốt nhất các hồ này.

- Đầu tư tăng cường cơ sỏ hạ tầng và trng thiết bị cho hệ thống các trạm trại kỹ thuật ở các tỉnh, trước tiên là hệ thống nhân giống cây trồng vật nuôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn đến các vùng sản xuất tập trung

- Quy hoạch các khu công nghiệp nông thôn gắn với chế biên nông sản, gắn với Thị trấn, thị tứ. Với các chính sách khuyến khích thu hut đầu tư như nhà nước, tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng, có giá thuê đất ưu khuyến khích….

2.3.6 ) Nâng cao nhân thức của người dân về vấn đề an ninh lương thực

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khoảng 130 triệu người vào năm 2035 phải cần tới 36 triệu tấn thóc. Để đạt được sản lượng này cần phải duy trì tối thiểu 3 triệu ha đất chuyên lúa 2 vụ để có 6 triệu ha gieo trồng. Tổng cục Thống kê cũng dự báo, đến năm 2024, dân số nước ta sẽ vượt ngưỡng 100 triệu người, trong khi đó Ngân hàng Thế giới lại dự báo, đến năm 2030, tổng sản lượng lương thực của Việt Nam sẽ giảm khoảng 5 triệu tấn. Nguyên nhân giảm năng suất lúa chủ yếu là do sâu bệnh phá hoại mùa màng, kỹ thuật chăm sóc cây trồng chưa được tốt. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã và đang có những biện pháp tích cực để đảm bảo an toàn lương thực trong thời gian tới. Cụ thể, thời gian tới, Bộ sẽ đưa ra nhiều chương trình hướng dẫn, đào tạo giúp người nông dân Việt Nam tăng cường hiểu biết về các biện pháp phòng tránh mất mùa cũng như nâng cao kiến thức khoa học để bảo vệ lúa và giống cây trồng hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực trong xu thế phát triển các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 49 - 55)