Định hướng phát triển khu công nghiệp của vùng đến

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực trong xu thế phát triển các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 39 - 41)

1) Phát triển khu công nghiệp đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và vấn đề an ninh lương thực vùng đồng bằng sông Hồng

1.2.2) Định hướng phát triển khu công nghiệp của vùng đến

Mụa tiêu phát triển các khu công nghiệp tạo Việt Nam đến năm 2015 và định hướng tới năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triên công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.

Theo quy hoạch phát triển khu công nghiệp của Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1107/QD-TTg ngày 21/8/2006, dự kiến từ tháng 4/2008 đến năm 2015 vùng Đồng bằng sông Hồng dự kiến thành lập mới 37 khu công nghiệp và mở rộng 5 khu công nghiệp với tổng diện tích 15.239,5ha.

Quy hoạch đến năm 2015 đã xác định tiếp tục phát triển thêm một số khu công nghiệp ở các địa bàn có kinh tế khó khăn. Trên cơ sở quy hoạch này và nhu cầu thực tiễn các khu vực có điều kiên kinh tế- xã hội còn khó khăn vẫn cần được hỗ trợ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, tạo động lực phát triển khu công nghiệp và công nghiệp địa phương và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động của địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong giai đoạn tới, việc hỗ trợ vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp cần được triển khai theo hướng:

- Tiếp tục hỗ trợ ở mức hợp lý trên cơ sở điều kiện phát triển thực tế của các địa phương có điều kiện khó khăn.

- Xây dựng và bổ xung tiêu chí, điều kiện phân bổ vốn ngân sách trung ương để đảm bảo tính công bằng, minh bạch của công tác phân bổ trên cơ sở xem xét hiệu quả của việc phân bổ vốn đối với phát triển khu công nghiệp. - Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác phân bổ và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ và găn công tác phân bổ với thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn hỗ trợ.

- Các địa phương được giao quyền quản lýmột cách tự chủ và linh hoạt hơn nguồn vốn phân bổ, sao cho đảm bảo nguyên tắc phục vụ một cách hiệu quả nhất cho phát triển khu công nghiệp của vùng.

- Các cơ quan trung ương và địa phương cần xác định hỗ trợ ngân sách chỉ là một phần trong tổng số vốn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, có tính chất tạo cơ sở bầu kích thích sự phát triển của khu công nghiệp và huy động nguồn vốn đầu tư khác vào khu công nghiệ. Vì vậy, cần tích cực chủ đông trong việc huy dộng nguồn vốn đầu tư khác nhằm hạn chế việc dựa quá nhiều vào ngân sách.

cách thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư để thúc đẩy việc thu hút đầu tư vào

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực trong xu thế phát triển các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w