0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Quan điểm, phương hướng, mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 46 -49 )

2) Phương hướng và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trong quá trình phát triển khu công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng

2.2) Quan điểm, phương hướng, mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực.

và có bổ sung ngay vào luật. “Trên thực tế, tại nhiều văn bản luật đã đề cập đến các thông số như: 3,7 triệu hecta đất trồng lúa; 4,1 triệu hecta đất dành cho an toàn lương thực. Tuy nhiên, ranh giới giữa các vùng đất này là không rõ ràng” - Bộ trưởng Nguyên nhận xét.

Bài học từ Philippines cho thấy, để đổi lấy các khu công nghiệp, nước này đã mất rất nhiều cánh đồng lúa phì nhiêu, dẫn đến “thảm cảnh” mỗi năm phải nhập 1,5 triệu tấn lương thực; hiện mỗi người dân chỉ được mua 3kg gạo với giá ưu đãi. Chính phủ nước này cũng dự định chi 960 triệu USD thực hiện một kế hoạch tổng thể mang tên “những cánh đồng” để vực dậy ngành nông nghiệp. Việt Nam cũng đã mất rất nhiều đất cho công nghiệp, dịch vụ, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, biết đâu đó sẽ là tương lai của chúng ta?

2.2) Quan điểm, phương hướng, mục tiêu đảm bảo an ninh lươngthực. thực.

Trong những năm vừa qua, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển tương đối toàn diện, tạo ra lượng hàng hoá nông sản, lâm sản và thuỷ sản lớn, bảo đảm lương thực cho dự trữ quốc gia và xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước, cải thiện đời sống nhân dân.

Tính đến nay, thị trường gạo thế giới đã có gần chục phiên tăng giá liên tiếp do những căng thẳng không ngớt về nguồn cung. Nhiều nước đang tích cực trong việc mở mang diện tích trồng trọt, Việt Nam cũng không nằm ngoài sự nỗ lực đó. Không chỉ đảm bảo ổn định an ninh lương thực trong nước, Việt Nam còn phải phấn đấu nâng cao số lượng và chất lượng gạo XK.

Đây là 2 mục tiêu đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ trong thời gian tới.

Giữ vững diện tích đất trồng lúa: Theo thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường, chỉ từ năm 2001-2005, đã có 31760 ha đất nông nghiệp bị chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, chiếm xấp xỉ 4% tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng. Rất nhiều khu công nghiệp, đô thị tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam... đa phần đều sử dụng quỹ đất chuyên trồng lúa.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đang phối hợp với các bộ ngành cùng soạn thảo Chiến lược Phát triển lúa gạo đến năm 2015 và 2020. Trong đó, có quy hoạch cụ thể về diện tích sản xuất lúa gạo theo từng vùng sinh thái; yêu cầu đặt ra là bảo đảm diện tích lúa đến năm 2020 ít nhất là 615.277 ha và quy hoạch đến năm 2010 la 680013 ha.Tuy nhiên, việc giữ đất lúa không dễ khi vùng vẫn đang thiếu bản quy hoạch cụ thể về đất nông nghiệp nên nhiều địa phương vẫn điềm nhiên xà xẻo đất lúa để làm công nghiệp, thậm chí là xây sân golf giữa đồng bằng.

Theo Bộ NN&PTNT với diện tích trồng lúa hiện khoảng 764.024 ha (qui đổi cho 3 vụ trên diện tích thực là 445680 ha) và sản lượng lương thực có

hạt đạt khoảng 7 triệu tấn/năm, việc đảm bảo an ninh lương thực của vùng đồng bằng sông Hồng chưa có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, sản lượng này cũng mới chỉ đảm bảo an ninh lương thực trong giai đoạn trước mắt và dành một ít cho XK. Nếu dân số tiếp tục gia tăng, hoặc thất thu do thời tiết, sâu bệnh... thì chắc chắn sẽ xảy ra nguy cơ thiếu lương thực

An ninh lương thực và XK hàng hóa :

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ở đây ngoài việc giữ vững diện tích trồng lúa thì vấn đề áp dụng công nghiệp tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng năng suất được xem là mấu chốt trong sản xuất lúa gạo. Trong khi Thái Lan và các nước khác đạt từ trên 6 triệu tấn/ha thì trung bình ở Việt Nam mới đạt gần 5 triệu tấn/ha. Đã vậy, lượng lúa thất thoát khâu thu hoạch của chúng ra vẫn rất cao, khoảng 13%, trong khi ở các nước tiên tiến như Mỹ, Australia... thất thoát chỉ khoảng 7%.

Thực tế thì từ những năm 2002, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định 80/2002 Về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Vùng đồng bằng sông Hồng cũng đã Chủ trương khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Nhưng tính đến nay sự kết dính giữa doanh nghiệp và nông dân dường như còn quá khiêm tốn. Tình trạng doanh nghiệp đầu tư cho nông dân nhiều hạng mục như giống, thuốc trừ sâu, thiết bị và công nghệ... và ký hợp đồng thu mua nông sản của nông dân nhưng đến vụ thu hoạch, nông dân thường chỉ bán cho doanh nghiệp khi giá các sản phẩm này trên thị trường thấp hơn giá doanh nghiệp thu mua...

Mặt khác sự tham gia của các doanh nghiệp là một điều kiên tốt cho phát triên nông nghiệp. Việc các doanh nghiệp tham gia ngay từ khâu trồng lúa là một phương án tốt. Bởi họ có điều kiện đầu tư công nghệ, đầu tư nghiên cứu và nhập những giống lúa tốt nhất, cải tạo đất và các kỹ thuật canh tác hiệu

quả... doanh nghiệp cũng có khả năng huy động và tập trung các nguồn lực hiệu quả để nâng cao năng suất, chất lượng lương thực. Mô hình gắn kết quyền lợi giữa doanh nghiệp và người nông dân của Tổng công ty Cao su là một ví dụ thành công.

Ngoài ra, một số ý kiến cũng cho rằng, đã đến lúc vùng phải nghiêm túc xem xét cơ chế kinh tế nông nghiệp - nông thôn hiện hành. Tuy đã có những thành tựu đáng kể trong quá trình đổi mới và phát triển nhưng về cơ bản vẫn chưa có sự bền vững. Vì thế cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế kinh tế nông thương. Bởi theo kinh nghiệm của các nước phương Tây, nông gia được bảo vệ quyền lợi không đơn thuần xuất phát từ pháp quyền, mà thông qua cơ chế kinh tế nông thương, qua điều tiết thị trường trong và ngoài nước. Cụ thể là nhà nông được tiếp cận toàn diện thị trường địa phương, quốc gia và toàn cầu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 46 -49 )

×