1) Phát triển khu công nghiệp đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và vấn đề an ninh lương thực vùng đồng bằng sông Hồng
1.3) Phát triển bền vững với vấn đề mở rộng và thành lập mới các khu công nghiệp:
1.3) Phát triển bền vững với vấn đề mở rộng và thành lập mới các khu côngnghiệp: nghiệp:
Ngày nay, xã hội loài người đang bước vào nền văn minh thứ ba, nền văn minh trí tuệ, một nền văn minh hứa hẹn nhiều điều kỳ diệu trong khoa học - công nghệ và tạo nên những đột biến lớn, vĩ đại trong chặng đường phát triển của mình.
Nước ta, hiện đang trong thời kỳ đầu của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện chiến lược quy hoạch phát triển và phân bố công nghiệp, Nhà nước chủ trương phát triển các khu công nghiệp, nhằm tạo đà tăng trưởng công nghiệp, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo thêm việc làm cho người lao động. Công nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, phát triển công nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển nền kinh tế của đất nước.
Tính đến cuối tháng 4\2008, cả nước đã có 184 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 44895 ha. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng đã xây dựng được 42 khu công nghiệp ( chiêm 22,8% cả nước) với tổng diên tích tự nhiên là 10046 ha ( chiếm 22,3% cả nước). Bên cạnh những thành tựu đạt được từ phát triển khu công nghiệp, thì những tác động tiêu cực của nó cũng không ít, gây nên những hậu quả đối với phát triển kinh tế và xã hội như vấn đề đất nông nghiệp, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp…… Do vậy, nhà nước và địa phương cần có những chính sách đúng đắn trong quy hoạch phát triển, đầu tư cho khu công nghiệp để khu công nghiệp phát triển bền vững tạo điều kiện mở rộng và xây mới thêm các khu công nghiệp.
Nhưng nếu xem xét quá trình sản xuất công nghiệp và sự phát triển của nó theo từng góc độ cụ thể thì có thể thấy được những yếu tố định hướng tới sự “bền vững” là: kinh tế, xã hội, môi trường.v.v... Cũng có thể nhìn nó từ góc độ nhà nước, doanh nhân, cộng đồng. Cái khó là làm sao để công nghiệp nhìn từ góc dộ nào cũng đều là “có lợi”. Cái sự “có lợi” ở đa số, nếu như không phải là tất cả các mặt, hay nói cách khác là phải dung hòa, phải hợp lý hóa các lợi ích liên quan. Nhà nước thì phải có chính sách hợp lý; doanh nghiệp thì phải biết điều tiết lợi ích của mình và cộng đồng; cộng đồng, xã hội thì phải có cách ứng xử hợp lý để doanh nghiệp công nghiệp làm ăn tốt và không “gây hại”. (T.S Đào Sỹ Sành, viện trưởng viện Giấy và Xenluylo)
Như vậy, tất cả những vấn đề liên quan: bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, xuất nhập khẩu, ... đều là những yếu tố liên quan đến sản xuất công nghiệp và sự bền vững của nó.
Những năm qua, các KCN của vùng đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh kế- xã hội của đất nước và từng địa phương: Tăng nguồn vốn đầu tư phát triển; tăng tỷ trọng công nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân (GDP); thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển cả về năng lực sản xuất, trình độ công nghệ và kỹ năng quản lí; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá...
Tuy nhiên, sự phát triển các khu công nghiệp cũng đã bộc lộ những bất cập mà đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Các chất gây ô nhiễm môi trường tại các KCN, chủ yếu là bụi, nước thải. Hầu hết các KCN có lượng bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 3-4 lần. Các doanh nghiệp chưa đầu tư các công trình xử lý chất thải tại chỗ. Nếu để tình trạng này kéo dài, khi các khu công nghiệp được lấp đầy chắc chắn là mức độ ô nhiễm sẽ tăng cao. Đặc biệt là nước thải.
Chúng ta đang cố gắng phấn đấu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian ngắn nhất, và phát triển bền vững. Cho nên phải đảm bảo sự "cân bằng" của tất cả các nhân tố- môi trường, kinh tế, xã hội và văn hoá. Việc xây dựng phát triển công nghiệp nói chung và các KCN nói riêng đã và đang gây ảnh hưởng mạnh tới cả 3 nhân tố- môi trường, kinh tế và xã hội. Nhưng từ trước tới nay, các nghiên cứu đánh giá về xây dựng, phát triển KCN chủ yếu chỉ tập trung vào những ảnh hưởng tích cực của nó đối với đời sống kinh tế, xã hội. Đã đến lúc cần có những đánh giá đầy đủ về sự tác động đến môi trường, để có giải pháp bảo vệ. của vùng.