0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Phân tích môi trường trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa đảm bảo an ninh lương thực với phát triển khu công

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 43 -46 )

2) Phương hướng và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trong quá trình phát triển khu công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng

2.1) Phân tích môi trường trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa đảm bảo an ninh lương thực với phát triển khu công

quan hệ giữa đảm bảo an ninh lương thực với phát triển khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

2.1.1)Hoàn cảnh quốc tế

Tại thời điểm này, tình trạng trì trệ của nền kinh tế Mỹ (đe doạ kéo theo sự giảm sút về kinh tế của các nước khác) cũng không “nóng” bằng sự thiếu hụt lương thực đang xảy ra tại nhiều quốc gia.

Chính phủ các nước châu Á - nơi được mệnh danh là “vựa lúa của thế giới” - đang phải gồng mình chống lại cơn “khủng hoảng” lương thực. Việt Nam cũng không nằm ngoài “cuộc chiến” này khi Chính phủ quyết định cắt giảm 22% lượng gạo xuất khẩu để kiềm chế lạm phát và đảm bảo an ninh lương thực.

Theo Tổ chức Lương - Nông Liên Hợp quốc (FAO) vật giá leo thang là “thủ phạm” gây nên cuộc khủng hoảng này. Giá cả leo thang có nghĩa là Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) phải cắt khẩu phần lương thực cung cấp cho 73 triệu người ở 78 nước. Mối đe doạ suy dinh dưỡng trên quy mô lớn đang lờ mờ hiện ra. Các nước giàu cũng bắt đầu cảm thấy tác động của tình hình này. Giá bột mỳ cao khiến cho giá mỳ ống và bánh mỳ ở Italia tăng mạnh. Bánh miso làm bằng gạo và lúa mạch ở Nhật Bản cũng tăng; trong khi ở Pháp và Ôtxtrâylia, chính phủ đang mở cuộc điều tra về giá lương thực và yêu cầu các nhà sản xuất lương thực, các siêu thị không được tăng giá.

Còn tại “vựa lúa” châu Á, chính phủ các nước cũng đang phải nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực. Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, các doanh nghiệp đầu mối đang tiếp tục gom hàng và huỷ hợp đồng với đối tác xuất khẩu. Tình trạng khan hiếm hàng và tăng giá càng trở nên trầm trọng sau khi Ai Cập và Campuchia ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo. Giá lương thực tăng mạnh đã đẩy Haiti vào tình trạng bất ổn. Làn sóng biểu tình phản đối giá lương thực đắt đỏ tại thủ đô Port-au- Prince tiếp tục dâng cao khiến đường phố rơi vào cảnh hỗn độn.

Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu 4 triệu tấn gạo/năm cũng áp đặt lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo, trừ gạo basmati, để đảm bảo có đủ lương thực cung cấp cho hơn một tỉ người và giảm sức ép tăng giá trong nước...

2.1.2)Hoàn cảnh trong nước:

Đối với nước ta, dù đang dư gạo và chỉ chịu một phần hiệu ứng của tình trạng trên song rất cần coi đây là lời nhắc nhở nghiêm túc. Bởi việc đảm bảo an ninh lương thực vẫn tiếp tục đặt ra không ít vấn đề cần giải quyết. Đó là: Dân số nước ta đông, trong đó có đến 73% sống ở địa bàn nông thôn, đất canh tác không nhiều, nếu tính theo đầu người thì ở mức thấp nhất thế giới. Hơn thế nữa, mỗi năm lại có thêm hàng chục nghìn hecta đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng để phát triển công nghiệp, đô thị. Đó là chưa kể thiên tai, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm nước biển xâm nhập, lấn chiếm diện tích đất canh tác. Dự tính, Việt Nam sẽ là 1 trong 5 nước chịu thiệt hại nặng nhất do biến đổi khí hậu toàn cầu. Với kịch bản nước biển dâng 1m, Đồng bằng sông Hồng sẽ mất 5.000km2 đất, Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập 15.000 - 20.000km2; tổng sản lượng lương thực giảm khoảng 5 triệu tấn. Điều quan tâm hơn nữa là có những địa phương nhận thức và hành động không đúng, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực. Có nơi, do nôn nóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã dùng đất “bờ xôi ruộng mật” để triển khai các dự án công nghiệp, dịch vụ mà hiệu quả mang lại không tương xứng. Dự báo, từ nay đến năm 2025, nước ta có thể phải lấy 10 - 15% diện tích đất nông nghiệp và các loại đất khác để phục vụ phát triển công nghiệp.

Sự lãng phí đất nông nghiệp còn thể hiện ở khâu quy hoạch: Hai tỉnh liền kề đều mở khu công nghiệp trên đất lúa, thu hút các dự án có công nghệ giống nhau nên không thể lấp đầy; trong khi các địa phương khác còn rất nhiều đất đồi, đất bạc màu bỏ không.

Đề cập đến vấn đề sửa đổi quy hoạch Luật Đất đai 2003, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên khẳng định, vấn đề quy

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 43 -46 )

×