Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực trong xu thế phát triển các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 35 - 37)

1) Phát triển khu công nghiệp đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và vấn đề an ninh lương thực vùng đồng bằng sông Hồng

1.1.2) Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có sự chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiêp và lâm

nghiệp, tăng dần tỷ trọng thuỷ sản. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 91,97% năm 2000 xuống còn 89,78% năm 2005 (bình quân mỗi năm giảm 0,44%); lâm nghiệp giảm từ 0,98% năm 2000 xuống còn 0,83% năm 2005 (bình quân mỗi năm giảm 0,03%); thuỷ sản tăng từ 7,05% năm 2000 lên 9,38% năm 2005 (bình quân mỗi năm tăng 0,47%).

Một số mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản đã xâm nhập thị trường trong nước và thế giới như hoa quả, thuỷ hải sản ... mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế của vùng và cả nước.

Nông nghiệp

Đến năm 2010 và năm 2020 sản xuất nông nghiệp của vùng sẽ chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa tập trung với sự đa dạng và cơ cấu hợp lý các loại sản phẩm có chất lượng, có giá trị phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Mục tiêu phát triển là nâng giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp từ 34 - 35 triệu đồng hiện nay lên 55 - 60 triệu đồng vào năm 2010 và năm 2020. Cố gắng ổn định sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 7 triệu tấn/năm.

Dự kiến đến năm 2020, đất sản xuất nông nghiệp khoảng 615.277 ha, giảm 148.747 ha so với năm 2005 và quy hoạch đến năm 2010 là 680.013 ha, giảm 84.011 ha so với hiện trạng năm 2005.

Năm 2005 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 24.165,70 tỷ đồng, chiếm 89,78% giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản của vùng và bằng 18,00% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của cả nước (137.114,9 tỷ đồng). Cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ (trong nông nghiệp), giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt.

- Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, luôn chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều năm qua ngành

trồng trọt ở các tỉnh trong vùng đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng cho năng suất cao và phẩm chất tốt, sản phẩm sản xuất ra gắn với thị trường. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt đã giảm xuống từ 72,90% (năm 2000) còn 67,30% (năm 2005).

Về sản xuất lương thực, diện tích đất canh tác hàng năm và diện tích gieo trồng cây lương thực giảm (diện tích trồng cây lương thực có hạt giảm từ 1.306,1 nghìn ha năm 2000 xuống còn 1.220,8 nghìn ha năm 2005; trong đó: diện tích trồng lúa cả năm giảm từ 1.212,6 nghìn ha năm 2000 xuống còn 1.138,8 nghìn ha năm 2005); sản lượng lương thực (SLLT) toàn vùng giảm (năm 2000, SLLT đạt 6.867,9 nghìn tấn, năm 2005, SLLT đạt 6.533,8 nghìn tấn, bình quân mỗi năm giảm 66,82 nghìn tấn); năng suất lúa tăng chậm từ 54,3 tạ/ha (năm 2000) lên 54,4 tạ/ha (năm 2005) cao hơn năng xuất lúa bình quân cả nước (48,9 tạ/ha); lương thực (quy thóc) bình quân đầu người năm 2005 đạt trên 362,2 kg/người, giảm 40,90 kg/người so với năm 2000.

Một phần của tài liệu Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực trong xu thế phát triển các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w