- Chức năng của phòng giao dịch: Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín
khách hàng
2.2.1. Tình hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế Hà Nội.
2.2.1. Tình hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội. hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội.
Trong những năm gần đây, hoạt động của phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội nói chung và hoạt động cho vay nói riêng đã có những bước tiến không ngừng, từng bước được chuyển dịch phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đáp ứng được một khối lượng vốn lớn cho nền kinh tế. Trong cơ cấu đầu tư tín dụng của phòng giao dịch vẫn luôn luôn quan tâm, coi trọng
loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung phát triển cho vay cả về số lượng cũng như chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả, có năng lực tài chính tốt, và có tín nhiệm trong quan hệ vay vốn Ngân hàng. Công tác cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của phòng giao dịch đã có những chuyển biến cụ thể như sau:
2.2.1.1. Tăng trưởng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại phòng giao dịch NH Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội.
Theo kết quả điều tra thống kê doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt trong mọi nền kinh tế và chiếm phần chủ đạo mang lại lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế . Nằm trong định hướng chung của phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội đã không ngừng tăng cường mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thể hiện cụ thể là số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đặt quan hệ tín dụng với Ngân hàng ngày càng tăng trong các năm.
Bảng 2.4: Tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ 170 224 328
Tăng trưởng số lượng doanh nghiệp
vừa và nhỏ - 31.76% 46.43%
(Nguồn : Báo các kết qủa hoạt động tín dụng năm 2007-2009)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại Ngân hàng không ngừng tăng lên. Năm 2007 mới chỉ có 170 khách hàng. Năm 2008 số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay tại Ngân hàng tăng lên 224 doanh nghiệp, tăng 54 doanh nghiệp, tăng trưởng 31.76%. Chuyển sang năm 2009 với chính sách tăng cường tiếp cận với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng cùng với tác động từ sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân thì số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục tăng lên 328 doanh nghiệp, tăng trưởng 46.43% so với năm 2008. Có thể thấy rõ sự tăng trưởng về số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ qua biểu đồ sau.
Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2009)
Vậy là chỉ sau 3 năm số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng lên gần 2 lần những nỗ lực từ phía Ngân hàng cùng với sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về phía Ngân hàng, với mạng lưới rộng đã giúp cho Ngân hàng có điều kiện tiếp cận với các khách hàng doanh nghiệp dễ dàng hơn. Đồng thời Ngân hàng cũng có những chiến lược kinh doanh phù hợp. Hằng năm Ngân hàng đều thực hiện phân loại khách hàng doanh nghiệp để có cơ sở thực hiện tốt chính sách khách hàng. Ngân hàng cũng thành lập cán bộ chuyên trách cho vay doanh nghiệp, để phục vụ tốt khách hàng hiện có, để những khách hàng này là cầu nối với những doanh nghiệp khác.
Trong 3 năm vừa qua cùng với sự phát triển nền kinh tế của tỉnh, các khu công nghiệp đã thành lập khiến cho số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên địa bàn thành phố tăng lên nhanh chóng. Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một đóng góp to lớn đối với sự tăng trưởng về cho vay của
phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.
2.2.1.2. Tăng trưởng doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội.
Thực hiện theo chiến lược đổi mới chung của đất nước, Ngân hàng Sacombank Việt nam trong những năm gần đây cũng chuyển mình hướng tới nhiều thành phần kinh tế, lĩnh vực ngành nghề, tập trung nhiều hơn cho khu vực ngoài quốc doanh mà hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mục đích không chỉ là khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên trong nền kinh tế thị trường, đầu tư mở rộng cả quy mô và chiều sâu các dự án đầu tư, tiến hành các phương án sản xuất kinh doanh mà còn giúp ngân hàng chia sẽ rủi ro, mở rộng phạm vi hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh. Phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội cũng nhất quán theo chủ trương đó, mở rộng phát triển cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này và thu được kết quả đáng khích lệ như sau:
Bảng 2.4: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng
Tổng doanh số cho vay 362 100% 419 100% 588 100%
CV DNVVN 149 41.16% 195 46.54% 314 53.40%
CV TPKT khác 213 58.84% 224 53.46% 274 46.60%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2007-2009)
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên qua các năm, điều này cho thấy ngân hàng ngày càng phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chủ trương của Hội sở chính. Năm 2007 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chỉ là 149 tỷ chiếm 41.16% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2008, con số này cũng chỉ tăng lên
đến 195 tỷ chiếm 46.54%. Nhưng bước sang năm 2009, theo định hướng phát triển chung là hướng tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà tập trung là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với sự phát triển nền kinh tế của thành phố, các khu công nghiệp được thành lập làm cho số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên dẫn đến doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên thêm 119 tỷ đưa doanh số cho vay năm 2009 lên 314 tỷ chiếm tỷ trong 53.40% trong tổng doanh số. Chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn sự tăng doanh số cho vay qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng doanh số cho vay 2007-2009
Qua biểu đồ trên ta thấy rõ xu hướng cho vay của Ngân hàng là ưu tiên loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tỷ trọng doanh số cho vay đối với loại khách hàng này ngày càng tăng lên và giảm dần cho vay đối với các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên so với các Ngân hàng thương mại khác doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chưa phải là nhiều. Với sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn như hiện nay, Ngân hàng cần tìm biện pháp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn vẫn không ngừng tăng lên, nhu cầu vốn lớn, nên Ngân hàng hoàn toàn có cơ hội để phát triển hoạt động cho vay và tăng doanh số cho vay.
2.2.1.3. Tăng trưởng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội.
Có thể nói chưa bao giờ trên địa bàn thành phố Hà Nội thị trường tài chính lại cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Cùng với sự lớn mạnh của các Ngân hàng sẵn có trên địa bàn như Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng công thương (ICB), Ngân hàng chính sách xã hội hay quỹ tín dụng …là sự xuất hiện của Ngân hàng kỹ thương, Ngân hàng ngoại thương với những chiến lược cạnh tranh gay gắt. Thêm vào đó là hầu hết các Ngân hàng đều coi doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng mục tiêu, đầy tiềm năng. Tuy vậy, dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội vẫn tăng trưởng mạnh qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng.
Bảng 2.5: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dư nợ Dư nợ Tăng trưởng Dư nợ Tăng trưởng
Tổng dư nợ 185000 215000 16.22% 268000 24.65%
Dư nợ doanh nghiệp vừa
và nhỏ 75987 94976 24.99% 131891 38.86%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2009)
Trước đây chủ yếu cho vay đối với hộ nông dân và cá nhân, nhưng từ khi có những chuyển biến về nền kinh tế địa phương, nhiều doanh nghiệp mọc lên đã thúc đẩy hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của phòng giao dịch tăng lên hằng năm đã góp phần vào tăng trưởng dư nợ của toàn Ngân hàng và tăng với tốc độ cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng dư nợ chung của phòng giao dịch Lý Nam Đế. Năm 2008, mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 25% và tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ 16.22%, đạt 94976 triệu đồng. Sang năm 2009 dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng thêm 36915 triệu đồng đưa dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ lên 131891 triệu đạt tốc độ tăng trưởng mạnh 38.86%. Ta có thể
thấy sự tăng trưởng mạnh về dư nợ dẫn đến tỷ trọng của dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ so với tổng dư nợ cũng tăng lên qua biểu đồ sau.
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007-2009
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2009)
Cơ cấu dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thành phần kinh tế.
Trước đây nền văn hoá doanh nghiệp của Ngân hàng Sacombank - Hà Nội nói chung và của phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội nói riêng là ưa thích các doanh nghiệp Nhà nước, hộ sản xuất nhưng những năm gần đây do chiến lược đổi mới chung của đất nước quan niêm này đã thay đổi, chúng ta có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau.
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
DNNN 8708 11.46% 7218 7.60% 4220 3.20%
DNNQD 37462 49.34% 52426 55.20% 80057 60.70%
Hợp tác xã 874 1.11% 931 0.98% 1022 0.77%
Hộ sản xuất 28943 38.09% 34401 36.22% 46592 35.33%
Tổng dư nợ 75987 100% 94976 100% 131891 100%
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng 2007-2009)
Qua bảng số liệu trên ta thấy rõ rằng dư nợ đối với các doanh nghiệp Nhà nước giảm dần qua các năm cả về số tương đối và tuyệt đối. Năm 2007 dư nợ doanh nghiệp Nhà nước đạt 8708 triệu đồng chiếm 11.46% trong tổng dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sang năm 2009 thì con số này đã giảm xuống đáng kể chỉ còn là 4220 triệu đồng chiếm 3.2% trong tổng dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sở dĩ có sự chuyển biến này là do trong những năm gần đây hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá và đã có cách nhìn nhận công bằng với tất cả các thành phần kinh tế, thu hẹp đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp Nhà nước là do các doanh nghiệp này làm ăn kém hiệu quả khả năng thu hồi nợ gặp khó khăn. Đây có thể nói là thành tựu lớn của Ngân hàng Sacombank - Hà Nội nói chung và của phòng giao dịch Lý Nam Đế nói riêng. Chúng ta có thể thấy rõ sự giảm dần của thành phần kinh tế nhà nước cả về số lượng khách hàng, dư nợ và tỷ trọng dư nợ. Khi đưa ra quyết định tín dụng đối với thành phần kinh tế này phòng giao dịch đã xem xét chặt chẻ hơn và kèm theo các biện pháp xử lý hợp lý đối với các doanh nghiệp Nhà nước có quan hệ tín dụng không tốt với Ngân hàng.
Ngược lại đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh cả về dư nợ và tỷ trọng đều tăng qua các năm. Năm 2007 dư nợ 37462 triệu đồng chiếm 49.34% tổng dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, sang năm 2009 tỷ trọng dư nợ đã tăng lên mạnh chiếm 60.7% tổng dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự chuyển biến này cho thấy sự nhìn nhận đúng đắn về khách hàng doanh nghiệp mục tiêu của Ngân hàng. Trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đa số đồng thời làm ăn đạt hiệu quả và năng động với nền kinh tế thị trường hơn so với doanh nghiệp Nhà nước. Phòng giao dịch đã xây dựng chiến lược tiếp cận đối tượng khách hàng này là hoàn toàn phù hợp nên đã đạt được kết quả khá cao.
Sau nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các hộ sản xuất. Nền kinh tế mở cửa đã đem lại nhiều thay đổi trong tư duy kinh doanh của mỗi các nhân. Sự phát triển chung của nền kinh tế gắn liền với hoạt động kinh doanh của hộ sản xuất ngày càng tăng mạnh, chính nhận thức và nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh mà nhiều gia đình đã mạnh dạn tìm ra định hướng phát triển sản xuất kinh doanh. Chính điều này tạo ra một tác động tích cực góp phần phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của phòng giao dịch.
Đối với hợp tác xã dư nợ trong những năm vừa qua rất thấp vì nhìn chung hiện nay các hộ sản xuất rất chủ động phát triển kinh tế của gia đình mình mà ít thông qua hợp tác xã để xin cấp vốn Ngân hàng. Để nhìn thấy rõ hơn sự chuyển biến dư nợ theo thành phần kinh tế qua các năm ta có biểu đồ sau:
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2009)
Cơ cấu dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo ngành nghề kinh tế.
Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo ngành nghề kinh ế đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực và đã đạt được kết quả như sau.
Bảng 2.8: Dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo ngành nghề kinh tế.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Nông - Lâm nghiệp 13221 17.40% 15386 16.20% 20839 15.80%
Thuỷ sản 326 0.43% 247 0.26% 251 0.19%
Công nghiệp – Xây dựng 27203 35.80% 37705 39.70% 54471 41.30%
Thương mại dịch vụ 22872 30.10% 31722 33.40% 48569 36.80%
Ngành khác 12365 16.30% 9916 10.50% 7761 5.90%
Tổng 75987 100% 94976 100% 131891 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2009)
Xét theo ngành nghề kinh tế Ngân hàng cho vay đa dạng các ngành nghề trong đó tập trung chủ yếu vào ngành Công nghiệp – Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ. Tỷ trọng của 2 nhóm ngành này đều tăng qua các năm. Trong năm 2007, tỷ trọng 2 ngành này tương ứng là 35.8% và 30.1%, đến năm 2009 đã là 41.3% và 36.8%. Kết
quả này gắn liền với nhũng thay đổi trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đó là ngày càng phát triển Công nghiệp – Xây dựng, Thương mại – Dịch vụ. Phòng giao dịch đã nhìn nhận đánh giá sự phát triển và thay đổi cơ cấu kinh tế, đễ tìm ra giải pháp phát triển cho vay đối với 2 nhóm ngành đang phát triển này.
Cơ cấu dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thời hạn.
Như chúng ta đã biết cơ cấu dư nợ cho vay của phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hoạt động này cũng theo xu hướng đó.
Bảng 2.9: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thời hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng