Đa dạng hoá hình thức bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội (Trang 74 - 75)

- Chức năng của phòng giao dịch: Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín

3.3.8.Đa dạng hoá hình thức bảo đảm tiền vay.

khách hàng

3.3.8.Đa dạng hoá hình thức bảo đảm tiền vay.

Bảo đảm tiền vay là việc các tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Mặc dù bảo đảm tiền vay tránh cho Ngân hàng được những rủi ro nhưng lại gây khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có rất nhiều biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản như cầm cố, bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay nhưng hiện nay Ngân hàng quá chú trọng đến hình thức bảo đảm bằng tài sản thế chấp, vì vậy Ngân hàng cần mở rộng các biện pháp bảo đảm tiền vay.

Một vấn đề rất quan trọng trong vấn đề bảo đảm tiền vay là việc định giá lại tài sản đảm bảo (tài sản thế chấp). Việc xác định giá trị tài sản thế chấp luôn luôn đặt ra những vấn đề khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Trên thực tế, hầu hết các tài sản thế chấp được định giá không chính xác, hầu như là được định giá thấp hơn giá trị. Nhưng nhiều khi doanh nghiệp quá cần vốn nên phải chịu sự định giá của Ngân hàng. Hơn nữa, khi có rủi ro xảy ra thì việc thanh lý các tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho Ngân hàng cũng không hề đơn giản. Theo quy định của Chính Phủ về bảo đảm tiền vay tại Nghị định số 78/1999/NĐ- CP ngày 29/12/1999 thì các Ngân hàng thương mại được quyền chủ động lựa chọn cho vay có hoặc không có tài sản đảm bảo. Hội đồng quản trị nên mở rộng hơn nữa các món vay tín chấp và bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc đối với những doanh nghiệp có uy tín đối với Ngân hàng, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả tốt, tài sản đảm bảo có tính khả mại cao, có uy tín trên thị trường… Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ được sử dụng hình thức vay không có tài sản đảm bảo và có thể vay với tỷ lệ cao hơn quy định thì chắc chắn ngân hàng sẽ thu hút được một số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đáng kể. Và đôi khi cũng không cần quá coi trọng vào tài sản thế chấp mà nên chú trọng vào tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội (Trang 74 - 75)