Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của phòng giao dịch trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội (Trang 34 - 40)

- Chức năng của phòng giao dịch: Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín

khách hàng

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của phòng giao dịch trong thời gian qua.

gian qua.

Các Ngân hàng thương mại dù tồn tại dưới hình thức nào cũng luôn luôn hoạt đông vì mục tiêu là lợi nhuận, để đạt được điều đó phương tiện mà Ngân hàng sử dụng là vốn. Vốn không chỉ là phương tiện mà còn là đối tượng kinh doanh của Ngân hàng. Nó quyết định đến quy mô phạm vi hoạt động của Ngân hàng trên thị trường.

Nắm được tầm quan trọng của vốn, do vậy phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank - Lý Nam Đế - Hà Nội đã thực hiện tốt các công tác về vốn và thể hiện như sau:

2.1.3.1. Công tác huy động vốn.

Phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội đã xây dựng công tác huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của Ngân hàng tạo ra nguồn vốn cho mọi hoạt động của Ngân hàng, ảnh hưởng tới khả năng duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để tăng trưởng nguồn vốn, chuyển đổi cơ cấu huy động vốn theo theo định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Sacombank - Hà Nội, phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội đã đạt được kết quả như sau:

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động giai đoạn 2007-2009

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng nguồn vốn 4578962 5687421 7385053

Tăng (+), giảm (-) - 1108459 1697632

Tốc độ tăng - 24.2% 29.84%

( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007-2009)

Như vậy kết quả huy động vốn của phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội qua các năm 2007-2009, nhìn chung tổng nguồn vốn huy động được qua các năm tăng trưởng khá. Năm 2007 tổng nguồn vốn toàn phòng giao dịch là 4578962 triệu đồng. Năm 2008 con số này là 5687421 triệu đồng, tăng 24.2% tương ứng 1108459 triệu đồng. Chuyển sang năm 2009 tổng nguồn vốn huy động là 7385053 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 29.84%. Có được kết quả đó là do ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên đã đưa ra nhiều giải pháp như: huy động tiền gửi tại nhà, nâng cao công tác tiếp thị tới từng khu phố, phường xã, kết hợp với chính quyền địa phương phát tờ rơi tới từng gia đình, triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Sacombank - Hà Nội... tạo tiện ích cho khách hàng do vậy đã thu hút được khối lượng khách hàng lớn.

Từ những số liệu trên về nguồn vốn huy động của phòng giao dịch cho thấy hoạt động vốn của phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội đã từng bước ổn định và hoàn thiện dần về mức tăng trưởng lẫn các chính sách quản lý phù hợp, tạo ra một phần nguồn vốn dồi dào để tiến hành hoạt động kinh doanh và mục đích chính là đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và điều hoà vốn cho hệ thống Ngân hàng.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng.

Song song với việc tạo ra một chính sách huy động vốn hiệu quả, khả năng hoạt động tín dụng và thu hồi vốn cũng luôn là mối quan tâm của một Ngân hàng. Khác với hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động tín dụng của phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội nói riêng cũng như của các Ngân hàng thương mại nói chung là nhằm mục tiêu lợi nhuận dựa trên nguyên tắc “đi vay để cho vay’’. Do đó chất lượng tín dụng luôn được các Ngân hàng thương mại đặt lên hàng đầu. Trong hoạt động tín dụng của phòng giao dịch thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn và đây cũng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho phòng giao dịch. Do đó, nếu mở rộng cho vay và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, thực hiện tốt phương châm an toàn và hiệu quả thì sẽ tạo tiền đề cho sự vững mạnh của Ngân hàng.

Hoạt động cho vay của phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội như sau:

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay 2007-2009

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số dư Tăng trưởng Số dư +(-) Tăng trưởng Số dư +(-) Tăng trưởng D.Số cho vay 362 - 419 57 15.74% 588 169 40.33% D.Số thu nợ 297 - 343 46 15.49% 467 124 36.15% Dư nợ 185 - 215 30 16.22% 268 53 24.65% Nợ quá hạn 3.7 - 4.6 0.9 24.32% 3.9 (0.7) (15.20%) Tỷ trọng NQH 0.90% 2.10% 1.30%

( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh 2007-2009)

Như vậy doanh số cho vay của phòng giao dịch đều tăng trưởng khá qua các năm. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 362 tỷ đồng, năm 2008 đạt 419 tỷ đồng tăng trưởng 15.74% tương ứng với tăng 57 tỷ đồng. Đến năm 2009 doanh số cho vay tăng thêm 169 tỷ đồng đưa doanh số cho vay lên 588 tỷ đồng tăng trưởng 40.33%. Doanh số cho vay tăng như vậy là do trong 3 năm qua nền kinh tế đất nước cũng như của thành phố Hà Nội có mức tăng trưởng khá, đã có chính sách cải thiện môi trường đầu tư có hiệu quả thu hút được nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất tăng lên cả về số lượng và tỷ trọng.

Về doanh số thu nợ: Với mục tiêu hoạt động của tất cả các Ngân hàng thương

mại nói chung cũng như phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội nói riêng là hoạt động dựa trên nguyên tắc an toàn và hiệu quả do vậy Ngân hàng luôn luôn quan tâm đến công tác thu hồi nợ. Doanh số thu nợ đều tăng qua các năm. Năm 2009 mức tăng trưởng doanh số thu nợ là 36.15%. Đạt được kết quả như vậy là do trong thời gian qua nền kinh tế tăng trưởng nên các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên việc trả nợ cũng tương đối tốt và cán bộ lãnh đạo Ngân hàng cũng đôn đốc công tác thu nợ để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng nên doanh số thu nợ ngày càng tăng.

Về dư nợ: Tổng dư nợ tín dụng tăng qua các năm cả về số tương đối lẫn số

tuyệt đối. Năm 2009 tổng dư nợ đạt 268 tỷ tăng trưởng 24.65% so với năm 2008. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ nên tốc độ tăng trưởng dư nợ khác cao so với những năm trước. Chúng ta có thể thấy rõ sự thay đổi doanh số thu nợ và doanh số cho vay và dư nợ qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Tình hình doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ 2007-2009

Về nợ quá hạn: Cùng với việc mở rộng tín dụng thì điều mà các Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến là chất lượng tín dụng. Năm 2008 nợ quá hạn chiếm tỷ lệ rất cao 2.1% trong tổng dư nợ, chủ yếu là do một số công ty công trình giao thông gặp khó khăn trong thanh toán dẫn đến việc trả nợ Ngân hàng chậm. Đến năm 2009 do tình hình kinh tế đất nước có nhiều biến chuyển tốt, nhiều Ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tạo nên sự cạnh tranh rất gay gắt trong ngành Ngân hàng, do vậy tình hình hoạt động của phòng giao dịch cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt nợ quá hạn năm 2009 đã giảm xuống đáng kể, chỉ còn 3.9 tỷ đồng chỉ chiếm 1.3% trong tổng dư nợ. Chứng tỏ chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Có được kết quả đó là do Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp như:

- Trong quá trình cho vay đã làm tốt việc phân loại và lựa chọn khách hàng, làm tốt công tác phân tích nợ.

- Để hạn chế nợ quá hạn phát sinh, phòng giao dịch đã thành lập 2 tổ thu nợ là: Tổ thu nợ Doanh nghiệp và tổ thu nợ Hộ sản xuất, đời sống có quy chế hoạt động cụ thể. Do vậy nợ quá hạn của phòng giao dịch đã giảm dần.

Nếu xét cơ cấu dư nợ cho vay ta có bảng sau.

Bảng 2.3: Phân loại cơ cấu dư nợ cho vay năm 2007-2009

Đơn vị: Tỷ đồng Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số

dư Tỷ trọng Số dư TỶ trọng Số dư Tỷ trọng

Dư nợ ngắn hạn 109 58.92% 140 65.11% 184 68.66%

D.Nợ trung&dài hạn 76 41.08% 75 34.89% 84 31.34%

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

D.Nợ DN&HTX 89 48.11% 101 46.98% 112 41.79%

D.Nợ HSX&HGĐ 96 51.89% 114 53.02% 156 58.21%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007-2009)

Nhận xét cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn thì dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ. Trong khi Ngân hàng chủ yếu huy động từ nguồn trung và dài hạn. Điều này sẽ làm tăng chi phí của Ngân hàng. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 109 tỷ chiếm tỷ trọng 58.92%. Năm 2008 con số này tăng lên là 140 (chiếm 65.11%) và sang năm 2009 tiếp tục tăng lên 184 tỷ chiếm tỷ trọng là 68.66%.

Xét cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế, dư nợ hộ sản xuất, tư nhân hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2007, thành phần này chiếm 51.89% tổng dư nợ cho vay, năm 2008 tăng lên 53.02% và năm 2009 là 58.21%. Đây là điều hoàn toàn phù hợp với đặc thù kinh tế của thành phố Hà Nội với nhiều làng nghề truyền thống. Có kết quả này là do Ngân hàng đã thực hiện chỉ đạo cho vay hộ sản xuất. Nắm bắt nhu cầu vay vốn tới từng khách hàng, giảm dư nợ của doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, hoặc kinh doanh lĩnh vực có độ an toàn thấp để có vốn cho hộ sản xuất vay, điều hoà vốn kịp thời cho các đơn vị có nhu cầu vay kinh tế hộ. Bên cạnh đó cho vay doanh nghiệp và hợp tác xã dù giảm về tỷ trọng song vẫn tăng về dư nợ đảm bảo nhu cầu vốn cho những đơn vị làm ăn hiệu quả. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch Ngân hàng Sacombank – Lý Nam Đế - Hà Nội (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w