Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty và phương hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sao Thái Dương (Trang 57 - 60)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SAO THÁI DƯƠNG

3.1.Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty và phương hướng hoàn thiện

sản phẩm tại Công ty và phương hướng hoàn thiện

3.1.1 - Ưu điểm

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Sao Thái Dương, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong Công ty và cùng với sự cố gắng của bản thân, em đã được tìm hiểu thực tế về tình hình công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Có thể thấy, từ một xưởng sản xuất nhỏ chỉ với 10 người, nay Công ty đã phát triển lớn mạnh trở thành thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam, tất cả là do sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên và Ban giám đốc Công ty, cũng như sự đóng góp to lớn của bộ máy kế toán, trong đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chiếm vị trí rất quan trọng.

Nhìn chung, bộ máy kế toán của Công ty cũng như công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu quản lý của Công ty, cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tại Công ty, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã cung cấp các thông tin cần thiết để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản xuất sản phẩm, là căn cứ để Ban Giám đốc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

Về cơ bản, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty đã đạt được những ưu điểm sau:

Công tác kế toán chi phí giá thành do kế toán tổng hợp đảm nhiệm, nhân viên thống kê phân xưởng có nhiệm vụ thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập , kiểm tra chứng từ để kế toán chi phí giá thành tập hợp, phân bổ các loại chi phí, tính giá thành cho từng sản phẩm. Điều đó thể hiện sự phân công, phân nhiệm, chuyên môn hoá cao trong công tác kế toán.

Về hệ thống chứng từ

Các chứng từ được sử dụng tại Công ty tương đối đầy đủ, đúng với quy định của chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với thực tế của Công ty. Các chứng từ được ghi chép kịp thời, đúng với sự thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ của công tác kế toán, quy trình thu thập, luân chuyển và kiểm tra chứng từ diễn ra chặt chẽ, tạo thuận lợi cho việc theo dõi sát sao mọi hoạt động diễn ra.

Về hệ thống tài khoản

Công ty sử dụng hệ thống TK được ban hành theo Quyết định số 15 của Bộ Tài chính, một số tài khoản được Công ty chi tiết thêm để phù hợp với yêu cầu quản lý. Nhìn chung các tài khoản liên quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu ghi chép, hạch toán của Công ty.

Về hình thức ghi sổ kế toán

Công ty sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung, đơn giản, dễ hạch toán, phù hợp với yêu cầu quản lý và khối lượng công việc, thuận tiện cho việc thực hiện công tác kế toán. Hệ thống sổ sách bao gồm: Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái được lập theo mẫu sổ Nhà nước quy định, các sổ, thẻ kế toán chi tiết được lập phù hợp với đặc điểm quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty.

Với việc áp dụng phần mềm kế toán tài chính Fast Accounting đã giúp ích rất nhiều cho công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Nhờ phần mềm kế toán mà máy tính tự động tính ra các chi phí sản xuất, tổng hợp chi phí sản xuất, phân bổ và tính giá thành từng sản phẩm,…bằng những câu

lệnh gán sẵn. Nhờ đó, công việc kế toán giảm nhẹ, tăng độ nhanh và kịp thời, chính xác của số liệu.

Về phương pháp hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

+ Về xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành:

Công ty có 2 phân xưởng sản xuất là phân xưởng Dươc phẩm và Mỹ phẩm. Mỗi phân xưởng sản xuất một số loại sản phẩm nhất định, đảm nhiêm từ khâu chế biến đến kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm, trên 1 dây chuyền sản xuất chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm trong một thời gian nhất định, sau khi hoàn thành xong sản phẩm đó mới chuyển sang sản phẩm khác. Mặt khác, mỗi sản phẩm có những nguyên vật liệu khác nhau, đặc điểm kỹ thuật sản xuất cũng như các công đoạn sản xuất khác nhau. Do đó, Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là từng sản phẩm là phù hợp với đặc điểm quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng sản phầm còn giúp cho công tác quản lý được chi tiết, dễ dàng hơn, nhanh chóng đưa ra các quyết định sản xuất mặt hàng nào là phù hợp, thực hiện được các biện pháp kiểm soát chi phí trên cơ sở nắm được chi phí của từng mặt hàng.

+ Về phân loại chi phí:

Công ty chia chi phí sản xuất thành 3 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là phù hợp, theo đúng chế độ, việc mở các sổ, thẻ chi tiết tương đối hợp lý.

+ Về việc tập hợp các khoản mục chi phí:

CPNVLTT được tập hợp cho từng sản phẩm, với quy trình nhập dữ liệu đơn giản, dễ hiểu. CPNCTT được tập hợp chung cho từng phân xưởng và phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức giờ công lao đông thực tế, do trong từng phân xưởng được chia thành các tổ sản xuất với tính chuyên môn hoá, sản xuất nhiều loại sản phẩm. CPSXC được tập hợp cho các phân xưởng do có nhiều loại chi phí không xác

định được cho từng phân xưởng nên việc tập hợp chung tạo điều kiện cho viêc theo dõi, quản lý.

+ Việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho phân xưởng Dược phẩm và Mỹ phẩm theo tỷ lệ 3:1 căn cứ vào kinh nghiệm, năng suất, cũng như đặc điểm của từng phân xưởng giúp công tác kế toán nhanh gọn hơn.

+ Về xác định kỳ tính giá thành: ở Công ty, chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, hoạt động sản xuất thay đổi liên tục, do đó xác định kỳ tính giá thành là tháng tạo điều kiện theo dõi, quản lý, rút kinh nghiệm cho chu kỳ sản xuất tiếp theo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sao Thái Dương (Trang 57 - 60)