SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 627 Chi phí sản xuất chung
2.2. 2 Quy trình tính giá thành
Đến cuối tháng, sau khi đã kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh vào bên Nợ TK 154, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tiến hành tính giá thành cho từng loại sản phẩm, làm cơ sở lập bảng tính giá thành cho toàn bộ sản phẩm và lập thẻ tính giá thành cho từng sản phẩm.
Bảng tính giá thành được dùng để theo dõi và tính giá thành sản xuất cho toàn bộ các sản phẩm sản xuất ra trong tháng. Thông qua bảng tính giá thành ta biết được tình hình chi phí sản xuất trong kỳ và giá đơn vị của từng sản phẩm cụ thể. Để lập bảng tính giá thành, kế toán căn cứ vào Thẻ giá thành kỳ trước, Báo cáo sản phẩm dở dang và Sổ chi tiết TK 621, 622, 627.
Sau khi lập được bảng tính giá thành cho toàn bộ các sản phẩm hoàn thành, kế toán tiến hành lên Thẻ giá thành cho từng sản phẩm cụ thể. Thẻ giá thành ngoài việc
cho biết các thông tin về tình hình chi phí sản xuất trong kỳ và giá thành đơn vị từng sản phẩm, nó còn cung cấp thông tin về tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng giá thành sản xuất sản phẩm.
Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, vào đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp giản đơn (hay còn gọi là phương pháp trực tiếp). Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính như sau:
Tổng giá thành Giá trị SPDD CPSX phát sinh Giá trị SPDD sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm
sản phẩm Số lượng sản phẩm nhập kho
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Trong quá trình sản xuất tại các phân xưởng, các tổ trưởng có nhiệm vụ xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho từng sản phẩm. Đồng thời, theo dõi, tính toán số giờ công lao động thực tế của từng sản phẩm sau đó lập bảng “Báo cáo giờ công lao động của phân xưởng”, đây là cơ sở phân bổ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm:
Ví dụ: Sau đây em xin tính giá thành của sản phẩm Kem nghệ Thái Dương tại phân xưởng Mỹ phẩm như sau:
Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng 1 là: 5.023.548đ (căn cứ vào Báo cáo sản phẩm dở dang)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ = Chi phí vật liệu chính + Chi phí vật liệu phụ = 20.136.123 + 20.052.259 = 40.188.382đ
Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho sản phẩm Kem nghệ Thái Dương: 6.617.306 đ
-
(12) (13)
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm Kem nghệ Thái Dương: 7.736.173 đ
Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng 1: 0 Tổng chi phí sản xuất Kem nghệ Thái Dương
= Giá trị SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ = 5.023.548 + (40.188.382 + 6.617.306 + 7.736.173) – 0
= 59.565.409đ
Giá thành đơn vị sản phẩm trên cơ sở số lượng sản phẩm kem nghệ Thái Dương nhập kho là 11.250 tuýp
Z = 59.565.409/11.250 = 5.294,70 đ/tuýp Minh hoạ bằng bảng tính giá thành và thẻ tính giá thành: