Tài chính (ACA Group)
ACAGroup ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động đã rất quan tâm tới quá trình kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của công ty. Hiện nay, ACAGroup đã thành lập riêng một Ban kiểm soát chất lượng hoạt động độc lập với các phòng ban khác và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp tới Ban giám đốc công ty. Ban kiểm soát chất lượng tiến hành phổ biến và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán trong công ty.
ACAGroup đã đưa ra các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán theo đúng như chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (Ban hành theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Trong thực tế, công ty đã tiến hành kiểm soát chất lượng gắn liền với qui trình của một cuộc kiểm toán cụ thể. Bên cạnh đó, quá trình tuyển dụng, đào tạo nhân viên của công ty cũng rất rõ ràng và công khai.
Trong 1 cuộc kiểm toán cụ thể, các công việc được phân công và giao cho từng người thực hiện, tuy nhiên có sự hỗ trợ nhau và được kiểm tra, giám sát từ những người có cấp cao hơn theo thứ tự như trong sơ đồ thể hiện. Người chịu trách nhiệm soát xét cao nhất là Thành viên Ban giám đốc hoặc Giám đốc nghiệp vụ; Các kiểm toán viên hay trợ lý kiểm toán sẽ trực tiếp thực hiện các phần hành và được soát xét bởi những người có trách nhiệm cao hơn. Dưới đây là bảng tổng hợp những người chịu trách nhiệm soát xét trong qui trình một cuộc kiểm toán cụ thể.
Bảng 1.4 Bảng phân công trách nhiệm người thực hiện và người soát xét trong một cuộc kiểm toán BCTC
Công việc Người thực hiện Người soát xét/ Người
phê duyệt 1. Kế hoạch kiểm toán
1.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng Chủ nhiệm kiểm toán Thành viên BGĐ/ GĐ nghiệp vụ 1.2 Lập hợp đồng kiểm toán và lựa
chọn nhóm kiểm toán
Thành viên BGĐ/ GĐ nghiệp vụ 1.3 Tìm hiểu khách hàng và môi
trường hoạt động
KTV chính Chủ nhiệm kiểm toán 1.4 Tìm hiểu chính sách kế toán và
qui trình kinh doanh quan trọng
KTV chính Chủ nhiệm kiểm toán 1.5 Phân tích sơ bộ báo cáo tài
chính
KTV chính Chủ nhiệm kiểm toán 1.6 Đánh giá chung về hệ thống
kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận
Chủ nhiệm KT/GĐ nghiệp vụ 1.7 Xác định mức trọng yếu và
phương pháp chọn mẫu - cỡ mẫu
KTV chính Chủ nhiệm kiểm toán 1.8 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán KTV chính Chủ nhiệm KT và GĐ
nghiệp vụ
2. Thực hiện kiểm toán
2.1 Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
Chủ nhiệm kiểm toán
Chủ nhiệm kiểm toán 2.2 Kiểm tra cơ bản BCĐKT,
BCKQKD
KTV chính/KTV/ Trợ lý KT
KTV chính/ Chủ nhiệm KT
KT có kinh nghiệm nghiệp vụ 2.4 Đánh giá lại mức trọng yếu và
phạm vi kiểm toán
KTV chính Chủ nhiệm kiểm toán