Tiếp cận khách hàng kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính ACA GROUP thực hiện (Trang 26 - 29)

Phương pháp thực hiện kiểm toán là tập trung theo ngành nghề kinh doanh, tìm hiểu kỹ tình hình hoạt động cũng như vấn đề kiểm soát nội bộ của khách hàng, phương pháp này bao gồm việc đánh giá rủi ro, áp dụng quy trình thử nghiệm kiểm toán, kiểm tra tính liên tục về hoạt động và tình hình kinh doanh của khách hàng. KTV của IFC-ACA Group sẽ tiến hành thu thập những thông tin ban đầu về khách hàng khi có yêu cầu kiểm toán từ phía khách hàng. Qua đó KTV tiến hành việc nhận định, đánh giá về khách hàng thông qua một hệ thống chương trình xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng quy trình này thực hiện theo mẫu của Hiệp hội kiểm toán Việt Nam-VACPA, xem có nên chấp nhận kiểm toán hay không.

Sau khi đó chấp nhận kiểm toán, các hợp đồng kiểm toán sẽ được phía phòng kiểm toán của IFC-ACA Group lập trên cơ sở các thỏa thuận chính thức của hai bên về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác, Ban giám đốc xem xét và phê chuẩn.

1.3.3.2.Lập kế hoạch kiểm toán

Là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến các giai đoạn thực hiện tiếp theo. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” cũng khẳng định vai trò cần thiết của giai đoạn ban đầu này: “Kế hoạch kiểm toán trọng yếu phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của một cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn.” Trong giai đoạn này, KTV cần thực hiện các bước nhằm mục đích đảm bảo công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng tiến hành đạt hiệu quả và chất lượng cao.

Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán

Tại IFC-ACA Group trong bước đầu tiên này sẽ thực hiện các công việc ban đầu như: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên, ký hợp đồng kiểm toán.

- Đối với việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, đối với khách hàng cũ hay là khách hàng mới KTV thực hiện việc xem xét, đánh giá dựa trên một quy trình mẫu do VACPA ban hành, đó là chương trình kiểm toán mẫu, đối với hệ thống kiểm soát chất lượng theo như quy định tại chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 “Kiểm soát chất lượng đối với việc thực hiện một hợp đồng kiểm toán”. Bên cạnh đó, việc đánh giá tính liêm chính của Ban Giám đốc công ty khách hàng cũng rất quan trọng

vì đây là yếu tố cấu thành nên môi trường kiểm soát, có thể là rủi ro ban đầu đối với các gian lận về thông tin tài chính được trình bày trên báo cáo. Ngoài ra, việc thực hiện liên hệ với các KTV tiền nhiệm cũng là một cách mà KTV thực hiện nhằm hỗ trợ cho công việc lập kế hoạch kiểm toán.

- Đối với nhận diện lý do kiểm toán, KTV thực hiện kỹ thuật phỏng vấn với khách hàng mới hoặc xem xét hồ sơ năm trước đối với khách hàng cũ. Qua đó, KTV có thể xác định được mục đích đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng thông tin trên BCTC, đồng thời xác định được quy mô và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán. Công việc này cũng được kiểm toán viên thực hiện tiếp tục trong quá trình tiến hành kế hoạch kiểm toán.

- Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên và ký kết hợp đồng kiểm toán được thực hiện theo các yêu cầu tại chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 và số 300. Theo đó, cuộc kiểm toán cần thực hiện bởi những KTV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có sự hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, có tính độc lập khi thực hiện và dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty kiểm toán.

- Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Mục đích của công việc này là KTV có thể thu thập hiểu biết về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng, về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán… để đánh giá được những rủi ro và mức trọng yếu ban đầu. Đồng thời KTV cũng có thể nắm được những quy trình pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Để thông tin thu thập được đầy đủ và phù hợp với yêu cầu, KTV tiến hành các công việc như: Trao đổi với kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán năm trước, xem xét hồ sơ kiểm toán chung và kết quả kiểm toán năm trước; tham quan nhà xưởng, quan sát trực tiếp hoạt động SXKD; xác định các bên hữu quan với khách hàng cũng như sử dụng ý kiến của chuyên gia khi tìm hiểu thông tin về khách hàng. Các thông tin pháp lý cũng được kiểm toán viên tìm hiểu và thu thập từ khách hàng gồm thông tin về: Giấy phép thành lập, điều lệ công ty, báo cáo tài chính, báo cáo thanh tra, biên bản họp cổ đông, ban giám đốc, các hợp đồng hoặc giấy tờ cam kết có tính quan trọng…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính ACA GROUP thực hiện (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w