THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP DỆT HỒNG QUÂN
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện.
độ là một sinh viên thực tập, em xin đề xuất một số phương hướng hoàn thiện những hạn chế còn tồn tại trên tại Xí nghiệp, cụ thể:
Thứ nhất: Về việc trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép vào chi
phí phải trả.
Đây là khoản chi phí được thừa nhận là chi phí hoạt động sản xuất trong kỳ, nhưng thực tế chưa phát sinh. Khi trích trước, kế toán phải phản ánh trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Kế toán sử dụng TK 335: Chi phí phải trả.
Hàng tháng, kế toán xác định mức lương trích trước theo công thức:
Mức trích lương trước = Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch x
Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất
Khi xác định được mức trích lương tháng, kế toán định khoản: Nợ TK 622 (Chi tiết từng phân xưởng): Số lương trích trước
Có TK 335 (Chi tiết cho từng phân xưởng)
Khi công nhân nghỉ phép, vẫn phát sinh các khoản phải trả lương, kế toán định khoản:
Nợ TK 335(Chi tiết từng PX): Lương nghỉ phép thực tế trả công nhân viên
Có TK 334
Cuối niên độ kế toán, nếu trích trước tiền lương chưa hết, phải hoàn nhập số trích thừa:
Nợ TK 335: Số trích thừa
Có TK 622 (Chi tiết từng PX)
phân xưởng. Các bảng phân bổ, bảng kê mở thêm cột để ghi thêm tài khoản 335 vào cho phù hợp. Bên cạnh đó, kế toán mở thêm bảng kê lương trích trước để theo dõi khoản này.
Thứ 2: Xí nghiệp nên xây dựng thêm một bộ phận kế toán chi phí quản trị.
Trong một doanh nghiệp sản xuất, nên có một bộ phận kế toán quản trị, để theo dõi, phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí và lập các báo cáo quản trị để giúp nhà quản trị lập kế hoạch, ra quyết định đúng đắn, kịp thời có lợi cho đơn vị mình. Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa nhận thức hết tầm quan trọng tính hữu ích, thiết thực của khoa học quản trị, đặc biệt là việc áp dụng quản trị trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Là một doanh nghiệp sản xuất, theo em, Xí nghiệp nên có thêm bộ phận kế toán quản trị, và phân loại chi phí theo:
• Biến phí: là những chi phí có sự thay đổi về lượng, tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nguyên vật liệu chính, chi phí nhân công trực tiếp.
• Định phí: là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Ví dụ: chi phí quản đốc phân xưởng, chi phí khấu hao…Theo cách phân loại chi phí này, nhà quản trị có thể nhìn vào chi phí cố định để tối đa hóa chi phí, tối đa hóa công suất và quyết định mức sản xuất tối ưu.
• Chi phí hỗn hợp: Chi phí bao gồm cả định phí và biến phí.
Hiện tại, trên thị trường có nhiều phần mềm kế toán quản trị, với hệ thống báo cáo quản trị đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu quản trị. Xí nghiệp có thể tìm hiểu và áp dụng. Bên cạnh đó, đây là một môn khoa học khá mới với Việt Nam, do đó Xí nghiệp nên tổ chức các chương trình đào tạo cho cán bộ kế toán đơn vị mình.
Thứ 3: Tập hợp và lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung.
nhiều tiêu thức phân bổ phù hợp theo khoản mục chi phí đã tập hợp, ví dụ như khoản mục TK 62712 ta sẽ lựa chọn tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp, khoản mục TK 62711, 62716 lựa chọn tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Với việc lựa chọn tiêu thức phân bổ như vậy, tuy sẽ làm công tác tính giá thành phức tạp hơn, nhưng khi đưa vào hoạt động thường xuyên, sẽ linh hoạt hơn và phản ánh chính xác hơn chi phí thật sự tạo nên sản phẩm của phân xưởng.
Thứ 4: Về xử lý các TSCĐ không đưa vào sử dụng, và chi phí khấu hao.
Với những tài sản mà Xí nghiệp không sử dụng do lỗi thời, lạc hậu, nhưng vẫn chưa khấu hao hết, hàng tháng vẫn trích khấu hao, Xí nghiệp nên tiến hành thanh lý để ghi giảm TSCĐ, và không trích khấu hao những TSCĐ đó. Như vậy, chi phí khấu hao trong chi phí sản xuất chung sẽ được phản ánh chính xác hơn. Mặt khác, điều đó sẽ giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Thứ 5: Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Chi phí sửa chữa TSCĐ trích trước cũng là một khoản chi phí hoạt động sản xuất trong kỳ, nhưng thực tế chưa phát sinh. Để tránh biến động chi phí sản xuất tại một kỳ nào đó khi tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Điều này cũng phù hợp hơn với chế độ kế toán, phù hợp với nguyên tắc kế toán. Việc trích trước được hạch toán thông qua tài khoản 335, tương tự chi phí lương trích trước.
Thứ 6: Đối với công cụ dụng cụ xuất dùng.
Với mỗi loại công cụ dụng cụ lại có thời gian sử dụng khác nhau thì phân bổ khác nhau. Đối với công cụ dụng cụ sử dụng một lần trong kỳ sản xuất thì được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 627: Giá trị công cụ dụng cụ Có TK 153:
Còn đối với những công cụ có giá trị lớn và được sử dụng nhiều kỳ sản xuất thì Xí nghiệp phải tiến hành phân bổ khấu hao cho nhiều lần vào chi phí
sản xuất kinh doanh. Kế toán tiến hành định khoản như sau: Khi xuất công cụ
Nợ TK 142, 242 : Chi phí trả trước
Có TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng Hàng tháng kế toán tiến hành định khoản
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 142, 242: Giá trị phân bổ trong kỳ
Thứ 7: Kế toán nên tiến hành hạch toán thiệt hại trong sản xuất.
Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng sản phẩm, Phòng Kỹ thuật lập định mức thiệt hại, hư hỏng, và theo dõi các sản phẩm hỏng, thiệt hại trong sản xuất qua các kỳ để tìm nguyên nhân khắc phục.
Thứ 8: Về xác định giá bán kế hoạch sản phẩm.
Để xác định giá bán, Xí nghiệp nên căn cứ vào giá thành theo phương pháp toàn bộ, bao gồm cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp và sau đó cộng thêm lợi nhuận mong muốn. Theo cách tính này, Xí nghiệp sẽ chủ động được trong việc đạt lợi nhuận mong muốn, và xác định được giá bán tối thiểu trang trải được toàn bộ chi phí bỏ ra. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi Xí nghiệp đang tập trung cho quảng cáo, quảng bá hình ảnh, tập trung nghiên cứu và mở rộng thị trường để khẳng định thêm về vị trí của mình đối với các doanh nghiệp khác cũng như với khách hàng.