2.1.6.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang.
Xí nghiệp sử dụng các sổ chi tiết TK 154 và sổ cái TK 154 và để tập hợp chi phí sản xuất trong từng tháng của các sản phẩm. Các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng được theo dõi theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho từng sản phẩm trên sổ chi tiết chi phí của sản phẩm đó. Từ các sổ chi tiết chi phí, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng theo từng khoản mục làm cơ sở cho việc lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng. Trong bảng tổng hợp này chi phí sản xuất trong tháng mỗi loại sản phẩm được phản ánh trên một dòng để làm cơ sở cho việc tính giá thành.
Để phù hợp với yêu cầu quản lý, phù hợp với kỳ hạch toán và đặc điểm sản xuất của phân xưởng nên kỳ tính giá thành được xác định là 1 tháng. Đối với phân xưởng sợi, chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất nên phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang là phương pháp xác định theo chi phí nguyên vật liệu chính.
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ có giá trị của nguyên vật liệu chính. Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sẽ kết chuyển hết vào sản phẩm hoàn
thành.
Vậy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ chính là giá trị tồn đầu kỳ của nguyên vật liệu chính là bông, xơ. Còn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ là giá trị tồn cuối kỳ của nguyên vật liệu chính. Trong đó, xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ cho sản phẩm sợi gồm giá trị tồn kho của nguyên vật liệu chính (bông, xơ) được tính theo giá bình quân gia quyền:
gig
Trong đó:
Trong tháng 12 năm 2010, giá trị bông xơ tồn cuối kỳ dùng cho sản xuất sợi I được tính như sau:
Bảng 2.7: Bảng tính giá bông, xơ tồn cuối tháng 12 năm 2010
Chỉ tiêu Bông Xơ
Số lượng ( Kg ) Thành tiền ( VNĐ) Số lượng ( Kg ) Thành tiền ( VNĐ ) Tồn đầu kỳ 50.275 1.798.326.530 48.426 1.620.515.115 Nhập trong kỳ 176.105 6.929.368.298 198.367 7.268.154.667 Tồn + nhập 226.380 8.727.694.828 246.793 8.888.669.782 Tồn cuối kỳ 57.905 2.232.411.465 54.477 1.962.098.109
( Nguồn cung cấp từ phòng kế toán )
Từ bảng trên ta có:
Bông tồn: Giá bông (xơ) bình
quân tồn cuối kỳ
Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
=
Giá trị bông (xơ) tồn
Đơn giá bông (xơ) bình quân tồn Số lượng bông (xơ) tồn = x Giá trị bông, xơ tồn cuối kỳ Giá trị bông tồn cuối kỳ Giá trị xơ tồn cuối kỳ = + 8.727.694.828
Giá bông bình quân tồn = = 38.553 ( VNĐ )
Số bông tồn cuối tháng là 57.905 kg
Giá trị bông tồn cuối tháng = 57.905 x 38.553 = 2.232.411.465 ( VNĐ )
Xơ tồn:
Giá xơ bình quân tồn = = 36.017( VNĐ )
Số xơ tồn cuối tháng là 54.477 kg
Giá trị xơ tồn cuối tháng = 54.477 x 36.017 = 1.962.098.109( VNĐ )
Vậy tổng giá trị tồn kho cuối tháng của sản phẩm sợi I là giá trị bông tồn kho cuối kỳ và giá trị xơ tồn cuối kỳ:
Số lượng tồn cuối kỳ = 57.905 + 54.477 = 112.382 ( Kg)
Giá trị tồn kho cuối kỳ = 2.232.411.465 + 1.962.098.109 = 4.194.509.574(VNĐ) Tương tự đối với cách xác định bông xơ tồn cho việc sản xuất sợi Ý, ta có giá trị bông xơ tồn đầu kỳ 190.872.833 VNĐ, tồn cuối kỳ là 102.174.761 VNĐ.
2.1.6.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn phân xưởng.
Xí nghiệp hiện đang sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn kho và tập hợp chi phí sản xuất. Hiện nay, Xí nghiệp tập hợp chi phí sản xuất theo 3 khoản mục chi phí chính (tương ứng với công tác kế toán chi phí, giá thành) sau:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. • Chi phí nhân công trực tiếp. • Chi phí sản xuất chung.
Việc tập hợp chi phí theo các khoản mục chi phí giúp kế toán đánh giá được tình hình tăng giảm chi phí sản xuất trong kỳ và là cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.
8.888.669.782