2.1.5.1. Nội dung.
Để sản xuất sản phẩm, ngoài nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên sản phẩm, nhân công trực tiếp còn có các nguyên vật liệu khác không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng liên quan gián tiếp đến quá trình sản xuất. Do đó, bên cạnh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, còn có chi phí sản xuất chung cấu thành nên giá thành sản phẩm. Đây cũng là một khoản chi phí có ý nghĩa quan trọng, việc hạch toán chi phí sản xuất chung hợp lý, khoa học cũng mang ý nghĩa to lớn trong quản lý chi phí, tiết kiệm và hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận kinh doanh.
Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí dùng chung trong phân xưởng, phục vụ gián tiếp cho sản xuất nhưng không thể thiếu để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Đó là các khoản chi phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, phụ tùng, khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí về dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
Chi phí nguyên vật liệu dùng trong phân xưởng như vật liệu để sửa chữa máy móc, thiết bị… phục vụ cho việc quản lý phân xưởng.
Chi phí công cụ dụng cụ được ghi vào chi phí sản xuất chung đó là các loại công cụ dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất, như quần áo bảo hộ, dây an toàn.
Chi phí khấu hao TSCĐ của Xí nghiệp là hao mòn TSCĐ trong quá trình sản xuất của các loại TSCĐ sử dụng trong các phân xưởng.
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng phát sinh được ghi vào chi phí sản xuất chung đó là các khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN phải trả cho các nhân viên quản lý phân xưởng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài là chi phí về điện, nước, điện thoại mua ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Chi phí bằng tiền khác là những chi phí ngoài các khoản chi phí trên như chi phí tiếp khách, hội nghị.
Do đặc điểm của chi phí sản xuất chung không trực tiếp cấu thành nên một sản phẩm, hay trực tiếp tạo ra riêng một nhóm sản phẩm, mà gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, hỗ trợ quá trình sản xuất, và liên quan đến tất cả các sản phẩm nên chi phí sản xuất chung này được tập hợp chung cho cả phân xưởng, và sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng tính giá thành. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của giá thành sản phẩm. Nếu tiêu thức được lựa chọn càng hợp lý, bộ phận nào dùng nhiều phân bổ nhiều, bộ phận ít liên quan phân bổ ít thì giá thành của sản phẩm sẽ được phản ánh đúng hơn về bản chất.
xưởng, sau đó mới tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm riêng biệt được sản xuất ra. Xí nghiệp Dệt Hồng Quân lấy chi phí nhân công trực tiếp làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung.
2.1.5.2. Tài khoản sử dụng.
Để tập hợp và hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung, tài khoản này được chi tiết thành:
TK 6271: Chi phí sản xuất chung phân xưởng sợi TK 62711: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 62712: Chi phí vật liệu sản xuất chung TK 62713: Chi phí công cụ dụng cụ
TK 62714: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 62715: Chi phí vật tư bao gói TK 62716: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 62717: Chi phí bằng tiền
TK 6272: Chi phí sản xuất chung phân xưởng dệt TK 6273: Chi phí sản xuất chung phân xưởng nhuộm TK 6274: Chi phí sản xuất chung phân xưởng may
TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng sợi TK 1541H1: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sợi I TK 1541H2: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sợi Ý
2.1.5.3. Sơ đồ quy trình hạch toán chi phí sản xuất chung.
Để theo dõi khoản mục chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng.
Kế toán hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
TK 334, 338TK 152, 153 TK 152, 153 TK 214 TK 331, 111, 112 TK 6271H1, 6271H2 TK 1541H1 TK 1541H2
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí vật liệu, dụng cụ
Kết chuyển cho sản xuất sợi Ý Kết chuyển cho sản xuất sợi I
Căn cứ vào các chứng từ gốc phản ánh chi phí sản xuất chung kế toán ghi vào phát sinh nợ TK 627 trên sổ chi tiết theo từng khoản chi phí. Cuối tháng cộng phát sinh trên sổ chi tiết vào sổ tổng hợp TK 627, đồng thời kết chuyển sang TK 154. Kế toán hạch toán theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ quy trình hạch toán chi phí sản xuất chung
Chứng từ gốc về CPSXC Sổ chi tiết
TK 627
Sổ tổng hợp chi tiết TK 627
Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
2.1.5.4. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Tập hợp các loại chi phí sản xuất chung.
Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 62711
Đó là khoản chi phí về lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho cán bộ, công nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN. Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng được tập hợp cho toàn phân xưởng. Khác với cách tính lương cho công nhân trực tiếp, lương của bộ phận này tính theo thời gian.
Lương thời gian được tính theo công thức:
Lương thời gian = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu x
Theo nghị định số 28/ 2010/ NĐ- CP được Chính phủ ban hành ngày 25/ 3/ 2010, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01/ 5/ 2010 sẽ là 730.000 đồng/ tháng.
Hệ số lương tuỳ thuộc vào trình độ, cấp bậc chức vụ trong Xí nghiệp. Việc hạch toán tương tự như chi phí nhân công trực tiếp, cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán định khoản như sau:
Tiền lương, thưởng trả cho cán bộ quản lý Nợ TK 62711: 532.305.882
Số ngày công thực tế Số ngày trong tháng
Có TK 334: 532.305.882 Các khoản trích theo lương
Nợ TK 62711: 117.107.294 Nợ TK 334: 45.246.000 Có TK 338: 162.353.294 TK 3382: 10.646.118 TK 3383: 117.107.294 TK 3384: 23.953.765 TK 3389: 10.646.118
Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. TK 62712, 62713.
Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những chi phí sản xuất chung của Xí nghiệp bao gồm các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho phục vụ gián tiếp cho sản xuất, không trực tiếp cấu thành nên sản phẩm. Tương tự như kế toán nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào hóa đơn mua hàng, chứng từ nhập kho và phiếu xuất kho để xác định giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho cho sản xuất theo phương pháp hệ số giá. Chi phí nguyên vật liệu ở đây, chủ yếu là chi phí nhiên liệu, xăng dầu, chi phí bao gói, bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhà cửa kho tàng.
Trình tự kế toán tương tự kế toán nguyên vật liệu trực tiếp. • Chi phí vật liệu xuất dùng cho toàn bộ phân xưởng:
Nợ TK 62712: 434.392.226 Có TK 1522H1 : 420.263 Có TK 1523H1 : 16.246.750 Có TK 1524: 417.725.213 • Chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng
Nợ TK 62713: 8.682.900 Có TK 153: 8.682.900
• Chi phí bao gói xuất dùng
Nợ TK 62715: 231.256.841 Có TK1522H2: 231.256.841
Chi phí khấu hao TSCĐ TK 62714
Chi phí khấu hao TSCĐ là giá trị về hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng cho sản xuất gồm hao mòn về máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Khoản chi phí này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong chi phí sản xuất chung.
Từ trước năm 2010, Xí nghiệp Dệt Hồng Quân áp dụng khấu hao theo Quyết định số 206/2003/ QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Hiện nay, từ ngày 01/01/2010 phương pháp tính khấu hao TSCĐ mà Xí nghiệp áp dụng là phương pháp đường thẳng theo Thông tư số 203/ 2009/ TT- BTC ngày 20/10/2009, về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ có hiệu lực từ ngày 01/ 01/ 2010.
Để quản lý TSCĐ, kế toán sử dụng sổ TSCĐ và bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ. Số khấu hao được kế toán tính sẵn trên bảng đăng ký trích khấu hao được lập trước cho từng năm. Việc xác định thời gian sử dụng các loại TSCĐ do nhà nước quy định. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà Xí nghiệp áp dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Mức khấu hao được kế toán tính theo công thức:
Mức khấu hao TSCĐ hàng năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng
Mức khấu hao TSCĐ tháng = Mức khấu hao TSCĐ hàng năm 12
Ví dụ, cuối năm 2009, Xí nghiệp mua một TSCĐ với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng. TSCĐ này có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng dự kiến là 10 năm, tài sản được
đưa vào sử dụng vào ngày 01/01/ 2010. Khi đó ta có:
Nguyên giá TSCĐ = 119 – 5 + 3 +3 = 120 triệu đồng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 : 10 = 12 triệu đồng/năm. Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 : 12 = 1 triệu đồng/ tháng Như vậy, hàng năm, Xí nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao TSCĐ đó vào chi phí sản xuất chung, hàng tháng là 1 triệu đồng.
Tại Xí nghiệp Dệt Hồng Quân TSCĐ hàng năm thường xuyên biến động cả về số lượng và giá trị. Số lượng máy móc thiết bị đầu năm 2010 là 230 với nguyên giá 67.934.064.503 đồng, thì đến cuối năm số lượng máy móc thiết bị đã tăng lên 242 với tổng nguyên giá là 68.676.194.031 đồng. Sau khi tính khấu hao năm xong, kế toán TSCĐ tiến hành phân bổ khấu hao cho từng phân xưởng.
Hàng tháng, kế toán tính số khấu hao phải trích trong tháng theo phương pháp gián tiếp, căn cứ vào bảng đăng ký trích khấu hao kế toán xác định số khấu hao TSCĐ tăng trong tháng, và số khấu hao TSCĐ giảm trong tháng, từ đó kế toán tính mức khấu hao trích trong tháng, và tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Mức khấu hao trích trong tháng sẽ được tính theo công thức: Tổng số KH trích tháng này = Tổng số KH trích tháng trước + Số KHTSCĐ tăng trong tháng _ Số KHTSCĐ giảm trong tháng
Bảng 2.6: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, (tóm tắt) Đơn vị: Xí nghiệp Dệt Hồng Quân
Địa chỉ: 144Quang Trung- TP Thái Bình
Mẫu số 06 – TSCĐ
(Ban hành theo QĐ số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/3/2006