- Khu công nghiệp Bình Ngh i Nhơn Tân: thuộc hai huyện Tây Sơn và An
3.6.4. Giải pháp về khoa học công nghệ.
Xây dựng được một tiềm lực về KHCN có đủ năng lực nội sinh đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương. Một số trung tâm nghiên cứu ứng dụng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, coi trọng việc áp dụng
quyết căn bản được các vấn đề về giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và có giá trị hàng hóa xuất khẩu mà Bình Định có lợi thế.
Đầu tư chiều sâu, thay dần công nghệ cũ bằng công nghệ mới tiên tiến hiện đại vào các ngành, các cơ sở sản xuất quan trọng như sản xuất vật liệu xây dựng, bưu chính viễn thông, thi công xây dựng cầu đường.
Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KHCN vào nông nghiệp và nông thôn, công nghiệp và kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh phổ cập tin học, kết nối rộng rãi mạng internet và các mạng nội bộ khác.
Áp dụng rộng rãi các thành tựu KHCN quốc gia và quốc tế trong các lĩnh vực điện khí hoá, tin học hoá, cơ giới hoá, hoá học hoá, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới nằm xây dựng và khai thác tối đa cơ sở hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn tỉnh.
Hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ những sản phẩm truyền thống có lợi thế so sánh, có thị trường trong nước và khả năng xuất khẩu ổn định với công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện của tỉnh, bảo đảm chất lượng sản phẩm, qui mô sản xuất hiệu quả đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế giai đoạn tới 2020.
Hình thành và phát triển ngành sản xuất kinh doanh - dịch vụ một số sản phẩm công nghệ thế hệ mới, hàm luợng khoa học cao trong các lĩnh vực điện tử tin học, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học trên cơ sở liên doanh liên kết, tổ chức sản xuất dịch vụ linh hoạt với các nhà sản xuất kinh doanh, các tập đoàn kinh tế trong nước và quốc tế.
Phát triển các dịch vụ kỹ thuật như đo lường, thẩm định công nghệ, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đăng ký sản phẩm, chống làm hàng giả.
Sử dụng phổ biến các công nghệ, thiết bị, hệ thống điện tử, tin học mới, qui mô thương mại hoá toàn cầu trong lãnh đạo, quản lí, đào tạo chuyên gia, công nhân lành nghề, giáo dục phổ thông, nâng cao dân trí và giao lưu văn hoá.
Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh: đào tạo lại đội ngũ lao động làm công tác khoa học công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ, quản trị, kinh doanh, bảo vệ môi trường. Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ công tác quản lý khoa học công nghệ đáp ứng kịp thời công tác nghiên cứu triển khai và điều tra cơ bản.
Phát triển cạnh tranh lành mạnh tạo cho cán bộ KHCN có cơ hội tham gia phát triển năng lực nghiên cứu KHCN. Đầu tư thích đáng vào việc khai thác có hiệu quả mạng lưới thông tin KHCN trên cơ sở áp dụng tin học. Đổi mới cách tiếp cận công tác thống kê khoa học - công nghệ theo các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế để làm tốt công tác quản lý KH & CN trong quá trình hội nhập với thế giới và khu vực.