Thực trạng quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 41 - 44)

2. Nhân khẩu trong

2.4. Thực trạng quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình

- Khu công nghiệp Phú Tài: diện tích 328 ha, nằm ở giao điểm quốc lộ 1A và

quốc lộ 19 thuộc địa bàn phường Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân thành phố Quy Nhơn, cách cảng biển Quy Nhơn 12 km về phía Đông, cách ga đường sắt Diêu Trì 2km và cách sân bay Phù Cát 20 km về phía Bắc.

Ranh giới khu đất quy hoạch cho khu công nghiệp cả 2 giai đoạn: Phía Bắc giáp sông Hà Thanh; Phía Nam giáp đường vào Nhà máy nước khoáng Long Mỹ; Phía Đông giáp quốc lộ 1A; Phía Tây giáp núi Hòn Chà.

Tính chất khu công nghiệp: Chế biến lâm sản: đồ gỗ xuất khẩu, chế biến giấy và bao bì carton; Chế biến thuỷ sản xuất khẩu, chế biến thực phẩm đồ uống và các lĩnh vực khác; Chế biến đá granite xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng...

Đến cuối năm 2007 đã có 127 dự án đăng ký vào khu công nghiệp Phú Tài với nhiều ngành nghề: trong đó đã có 74 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn thực hiện là 782 tỷ đồng, thu hút gần 14.400 lao động. Các doanh nghiệp đã góp khoảng 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh.

- Khu Công nghiệp Long Mỹ: Nằm ở địa bàn xã Phước Mỹ (thành phố Quy

Nhơn), cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 18km về phía Tây Nam và cách ranh giới phía Nam của KCN Phú Tài 1km; diện tích quy hoạch 200 ha, trong đó giai đoạn 1 là 100 ha.

Ranh giới khu đất quy hoạch cho khu công nghiệp cả 2 giai đoạn: Phía Bắc và phía Đông giáp núi Hòn Ách; Phía Đông Nam giáp núi Đen; Phía Tây được giới hạn gồm: ruộng lúa, hệ thống mương thuỷ lợi, kênh thoát nước khu vực, đường từ UBND xã đi quốc lộ 1A và đường Nghĩa trang liệt sĩ đi Suối Cau.

Tính chất của khu công nghiệp: Giai đoạn 1 chủ yếu bố trí cho các dự án chế biến nông lâm sản, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng. Giai đoạn 2: Phát triển các ngành cơ khí máy móc, công cụ cho nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất thiết bị chuyên dùng cho các nhà máy công nghiệp; Công nghiệp sản xuất phân bón, nhựa và một số ngành dịch vụ khác thích hợp với địa điểm khu công nghiệp.

Đến cuối năm 2007 đã có 24 doanh nghiệp đăng ký với tổng vốn gần 600 tỷ đồng, trong đó 14 doanh nghiệp hoạt động và các doanh nghiệp khác đang xây dựng nhà xưởng.

- Khu kinh tế Nhơn Hội: Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tương đối

hoàn thiện vào trước năm 2010. Tích cực triển khai quy hoạch, thu hút đầu tư kinh doanh phát triển kinh tế xã hội theo Quyết định số 142/QĐ - TTg phê duyệt định hướng phát triển và Quyết định số 141/QĐ - TTg thành lập Khu kinh tế Nhơn Hội của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện mục tiêu phát triển khu kinh tế Nhơn Hội

a. Xây dựng và phát triển KKT Nhơn Hội để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng tâm là:

- Phát triển các ngành công nghiệp có quy mô lớn bao gồm: công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí đóng mới tàu biển, hóa dầu, công nghiệp sản xuất hàng điện tử và vật liệu điện; công nghiệp dệt, da, may mặc xuất khẩu;

- Xây dựng và kinh doanh kho trung chuyển gắn với việc đầu tư và khai thác có hiệu quả khu cảng biển nước sâu và các công trình dịch vụ hậu cần cảng Nhơn Hội để cùng với Quốc lộ 19, cửa khẩu Đức Cơ, Bờ Y tạo thành cửa ngõ quan trọng thông thương ra biển của vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

- Xây dựng khu đô thị mới Nhơn Hội, khu đô thị - dịch vụ Cát Tiến và Nhơn Lý, đồng thời ưu tiên phát triển các khu du lịch sinh thái gắn với đầm - núi - biển trong KKT Nhơn Hội để trở thành khu du lịch quốc gia với vai trò là một trong những trung tâm du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

b. Đẩy mạnh tốc độ đầu tư xây dựng và phát triển KKT Nhơn Hội cùng với Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Khu kinh tế Vân Phong để sau năm 2010, tạo thành chuỗi các khu kinh tế có mối liên kết chặt chẽ với nhau và từng bước trở thành những hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ - du lịch của khu vực Nam Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là một đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và trở thành cầu nối với thị trường Đông Bắc Campuchia, Nam Lào và miền Trung Thái Lan.

c. Tạo việc làm, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khu vực; góp phần tạo ra những sản phẩm có thương hiệu, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.

d. Khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Nam Trung Bộ, tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực này với khu vực khác trong cả nước

- Cụm công nghiệp Quang Trung ở phường Quang Trung (thành phố Quy Nhơn) có diện tích 8,6 ha; hiện có 42 cơ sở sản xuất đã được bố trí mặt bằng xây dựng. Trong đó có 30 cơ sở đang hoạt động, 4 cơ sở đang lắp đặt thiết bị.

- Cụm công nghiệp Gò Đá Trắng (thị trấn Đập Đá, An Nhơn) có quy mô giai đoạn 1 là 12 ha. Hiện nay đã bố trí 52 cơ sở sản xuất vào hoạt động, thu hút khoảng 1000 lao động, giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 25 tỷ đồng. Đang triển khai mở rộng CCN giai đoạn 2 (12 ha).

- Cụm công nghiệp Hóc Bợm (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn) có quy mô giai đoạn 1 là 12 ha. Đây là CCN chuyên ngành sản xuất gạch ngói.

- Cụm công nghiệp Nhơn Bình thuộc phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn là mô hình cụm công nghiệp kinh doanh hạ tầng diện tích 46,87 ha. Đã có 42 doanh nghiệp đăng ký và đã cấp phép kinh doanh cho 21 dự án thuộc các ngành chế biến nông sản, điện tử, dịch vụ kho vận...

Ngoài các cụm công nghiệp trên, một số cụm công nghiệp đang được triển khai san ủi và xây dựng hạ tầng như CCN Phú An (Tây Sơn), CCN thị trấn Bình Định (An Nhơn), CCN Bình Dương (Phù Mỹ)....

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w