Phương hướng phát triển một số ngành sản phẩm công nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 50 - 54)

Một số giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp Bình Định giai đoạn đến năm

3.2.1.Phương hướng phát triển một số ngành sản phẩm công nghiệp.

3.2.1.1. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản được đặt lên ở vị trí hàng đầu của phát triển công nghiệp, phát triển theo hướng đầu tư chiều sâu, thay đổi công nghệ gắn liền với tăng cường quản lý chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường xuất khẩu.

+ Chế biến hải sản: Đẩy mạnh phát triển nguồn nguyên liệu, tăng tỷ trọng nguyên liệu nuôi trồng. Trước mắt cố gắng nâng cao hệ số sử dụng công suất máy móc hiện có, tạo điều kiện tận dụng hết nguồn nguyên liệu ngày một tăng của tỉnh, cần có chính sách khuyến khích các mặt hàng mới. Đầu tư mới nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu 5.000 tấn/năm.

+ Chế biến gỗ: Đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa các cơ sở hiện có nhất là ở khu công nghiệp Phú Tài. Xây dựng mới 3 - 4 cơ sở chế biến đồ gỗ dân dụng cao cấp và trang trí nội thất có công suất 3.000 - 5.000 m3 gỗ tinh chế/năm ở khu công nghiệp Phú Tài.

+ Chế biến đường và các sản phẩm sau đường: Ổn định năng lực chế biến hiện có, từng bước tiến hành đầu tư chiều sâu, khi có điều kiện sẽ tiếp tục mở rộng công suất. Đầu tư để đưa vào hoạt động nhà máy chế biến các sản phẩm sau đường công suất 1.000 tấn/năm bánh kẹo và 3.000.000 lít cồn thô. Xây dựng nhà máy ván ép từ bã mía gắn với khu công nghiệp mía - đường Tây Sơn. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì chế biến thủ công và có kế hoạch dùng đường thủ công làm nguyên liệu. Từng bước tiếp cận thị trường nước ngoài, tiến tới tham gia xuất khẩu đường.

+ Chế biến dầu thực vật: Đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm từ dừa công suất 10 - 20 triệu quả/năm gắn với việc tìm đối tác bao tiêu sản phẩm. Dự kiến sản phẩm của nhà máy là cơm dừa nạo sấy, than hoạt tính, chỉ xơ dừa, nước dừa lon đóng hộp, dầu dừa tinh luyện, bơ - kem dừa, mỹ phẩm, ván gỗ dừa, ván ép từ mùn dừa… Đối với điều cần tiếp tục củng cố và nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có, đa dạng

hóa sản phẩm. Xây dựng 1 xí nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài và 1 xí nghiệp dự kiến ở huyện Phù Mỹ.

+ Sản phẩm đồ hộp, bia, nước giải khát: Ổn định hoạt động của nhà máy bía Quy Nhơn (mức công suất 20 triệu lít/năm). Nâng công suất sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm sữa. Đầu tư nhà máy sản xuất nước dứa cô đặc và dứa đóng hộp công suất 3.000 - 5.000 tấn sản phẩm/năm.

+ Chế biến tinh bột sắn: Đầu tư mới nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Phù Mỹ công suất 12.500 tấn thành phẩm/năm (50.000 tấn nguyên liệu).

+ Thức ăn chăn nuôi: Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 50.000 - 100.000 tấn/năm ở phường Bùi Thị Xuân. Sản phẩm có thể dùng chăn nuôi heo, gia cầm, tôm.

3.2.1.2. Công nghiệp dệt may, da giầy, đồ nhựa.

+ Công nghiệp may, da giày: Đầu tư mở rộng và xây mới các nhà máy may ở Quy Nhơn và các huyện An Nhơn, Hoài Nhơn, Phù Cát, Tây Sơn, Phù Mỹ. Xây dựng một số làng nghề truyền thống về dệt thổ cẩm, dệt chiếu cói, dệt thảm xơ dừa. Tăng năng lực sản xuất giày dép .

Giảm dần tỷ trọng hàng may gia công tiến tới xuất khẩu trực tiếp. Mở rộng thị trường xuất khẩu với phát triển thị trường trong nước, chủ động sáng tạo mẫu thời trang cho sản phẩm được sản xuất trên địa bàn, từng bước tham gia thị trường thời trang nội địa và quốc tế. Xây dựng nhà máy dệt kim và cơ sở sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành may mặc và một số làng nghề truyền thống về dệt khăn mặt xuất khẩu, băng gạc y tế, dệt thổ cẩm, dệt chiếu cói, dệt thảm xơ dừa...

Giày - da: đầu tư xây dựng 1 - 2 nhà máy sản xuất giày dép xuất khẩu. Xây dựng nhà máy sản xuất đồ nhựa dân dụng và công nghiệp.

3.2.1.3. Công nghiệp khai thác khoáng sản - sản xuất kim loại

Phát triển khai thác khoáng sản theo hướng tập trung, bền vững nhằm tận thu và tiết kiệm tài nguyên, tăng tuổi thọ của mỏ và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Khai thác và chế biến Ilmenite cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp sản xuất các sản phẩm chế biến sâu titan...

Khai thác than bùn để sử dụng vào sản xuất phân sinh hóa. Đẩy mạnh sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ, phân hỗn hợp và các sản phẩm hóa sinh phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp địa phương từ than bùn, đất sét và khoáng sản nguyên liệu khác.

Liên doanh với nước ngoài khai thác mỏ vàng ở Vĩnh Thạnh, Hoài Ân. Xây dựng nhà máy khai thác và đóng chai nước khoáng thiên nhiên tại Long Mỹ. Xây dựng nhà máy luyện, cán thép.

3.2.1.4. Công nghiệp sản xuất gốm sứ, vật liệu xây dựng.

Với sự phát triển và tăng trưởng nhanh của ngành xây dựng, của sự hình thành và phát triển khu kinh tế Nhơn Hội, của các KCN trên địa bàn tỉnh thì nhu cầu về vật liệu xây dựng của tỉnh trong thời gian tới sẽ tăng đáng kể. Do vậy cần tiếp tục đầu tư mở rộng và đầu tư mới một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng để có nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng có chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các khu vực lân cận.

Nâng cao chất lượng sản phẩm gạch ceramic. Phát triển sản xuất gạch tuy-nen, tăng sản lượng gạch các loại. Trong thời kỳ 2006 - 2020 thu hút đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy sản xuất gạch tuy-nen ở các huyện Hoài nhơn, Phù Mỹ, Tây Sơn.

Đầu tư mới khai thác từ đá gốc, chế biến nhiều loại sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm khai thác từ đá như đá granite, đá chẻ, đá khối, đá nghiền. Quy hoạch lại các địa điểm khai thác và chế biến đá, không làm ảnh hưởng đến môi trường dân sinh và các ngành sản xuất khác, nhất là cảnh quan du lịch.

Ngoài ra phát triển công nghiệp cơ khí xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng trong đó có xi măng, ống thép sợi thuỷ tinh, trang trí nội thất cao cấp, sản xuất tôn lợp, nhựa đóng trần...

Từng bước chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp từ các ngành khai thác, chế biến sang cơ khí chế tạo trước hết là chế tạo các sản phẩm cơ khí phục vụ cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Lựa chọn và phổ biến áp dụng các thiết bị cơ khí hóa, điện khí hóa quy mô nhỏ cho các khâu sản xuất và chế biến tại chỗ, nâng khả năng sản xuất phụ tùng thay thế sửa chữa, bảo trì có chất lượng cho các ngành sản xuất.

Đầu tư nhà máy sản xuất và cung cấp, lắp ráp động cơ máy thủy, máy móc thiết bị nghề cá; vật liệu điện, sản phẩm cơ khí xây dựng; xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp xe ô tô; sản xuất lắp ráp mặt hàng điện tử dân dụng, máy tính cá nhân, thiết bị viễn thông, thiết bị quang điện tử... Phát triển cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để hình thành ngành công nghệ phần mềm của tỉnh.

Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các ngành cơ khí truyền thống như rèn, đúc nhôm, đồng và các cơ sở cơ khí chế tạo nhỏ, các cơ sở dịch vụ cơ khí nhỏ phục vụ nhu cầu sửa chữa nông cụ , thiết bị ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

3.2.1.6. Công nghiệp hoá chất.

Hóa chất là ngành mới phát triển gần đây của tỉnh, phương hướng phát triển chính là sắp xếp, mở rộng sản xuất các cơ sở đã có, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất. Các sản phẩm của ngành bao gồm thuốc chữa bệnh, các loại đồ nhựa gia dụng, ống nhựa các loại, bao bì công nghiệp, vật liệu xây dựng, linh kiện, phụ tùng xe máy, các sản phẩm cao su như săm lốp xe máy...đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh và bước đầu được tiêu thụ trong khu vực và toàn quốc.

Nâng cao chất lượng sản phẩm phân sinh hóa ở Phù Mỹ, Tây Sơn, phân NPK ở Long Mỹ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đầu tư nhà máy dịch truyền, nhà máy trang thiết bị dược phẩm.

Xây dựng nhà máy săm lốp ôtô xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su.

Xây dựng nhà máy sôđa, nhựa Polystyren, bao bì từ nhựa.

3.2.1.7. Công nghiệp năng lượng.

Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng sẵn có trong tỉnh như điện gió, địa nhiệt, mặt trời, thủy điện. Đầu tư đầu tư phát triển năng lượng sạch gồm: điện địa nhiệt Hội Vân, phong điện ở Nhơn Hội, thuỷ điện Vĩnh Sơn số 2, số 3, số 4 và số 5, Ka Nak, Trà Xôm và một số thuỷ điện khác. Xây dựng nhà máy nhiệt điện.

Trong giai đoạn 2006 - 2010 sẽ xây dựng đường dây 220 KV Quy Nhơn - Tuy Hòa dài 95 Km để tiếp nhận điện của thủy điện sông Ba, lắp đặt máy biến áp số hai cho trạm 220 KV Phú Tài; đầu tư mở rộng, xây dựng mới một số đường dây và trạm 110 KV, hoàn chỉnh mạng lưới điện gắn với lưới điện quốc gia ở các xã còn lại (trừ xã đảo Nhơn Châu).

Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình điện trung thế, hạ thế về thôn, xóm; bảo đảm việc cung ứng ổn định điện lưới cho nhân dân sinh hoạt và cho các khu, cụm công nghiệp. Tiếp tục bổ sung quy hoạch phát triển điện cấp tỉnh và các huyện.

Khuyến khích phát triển thủy điện nhỏ với nhiều hình thức đầu tư thích hợp để khai thác tiềm năng, lợi thế ở những nơi có điều kiện nhằm phục vụ cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

3.2.1.8. Công nghiệp cảng biển.

Đầu tư cảng biển nước sâu Nhơn Hội, đầu tư mới cảng Đề Gi, cảng Tam Quan thành cảng hàng hoá, nâng cấp cảng Thị Nại, Đống Đa, mở rộng cảng Quy Nhơn để tăng lượng hàng hoá qua các cảng và làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hoá từ các cảng lớn trong tỉnh, mở rộng các cảng cá Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 50 - 54)