Vai trò của tỉnh Bình Định trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và tác động của Vùng đến phát triển ngành công nghiệp tỉnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 34 - 37)

2. Nhân khẩu trong

2.2.5.Vai trò của tỉnh Bình Định trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và tác động của Vùng đến phát triển ngành công nghiệp tỉnh.

tác động của Vùng đến phát triển ngành công nghiệp tỉnh.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, có diện tích tự nhiên 28.878km2, dân số năm 2006 khoảng 6,27 triệu người, chiếm 8,4% về diện tích tự nhiên và gần 8% dân số cả nước. So với các vùng kinh tế của cả nước, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có những thuận lợi nhưng cũng còn nhiều khó khăn.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước láng giềng.

Trong vùng có nguồn tài nguyên tương đối đa dạng, phong phú, có nhiều tiềm năng về đất, biển, rừng, khoáng sản, có các di sản văn hóa được UNESCO công nhận: cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn, với các vịnh nước sâu Chân Mây, Liên Chiểu, Dung Quất, Nhơn Hội, gần đường hàng hải quốc tế, có đủ điều kiện xây dựng các cảng nước sâu, các khu công nghiệp và du lịch văn hóa, sinh thái.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã hình thành một hệ thống đô thị, trong đó có các đô thị lớn (thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn), các khu kinh tế quan trọng (Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội). Hệ thống đô thị cùng với các khu công nghiệp, khu du lịch, các di sản văn hóa thế giới, là những hạt nhân tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhân dân trong vùng có truyền thống cách mạng, hiếu học và năng động, nguồn lao động dồi dào, một bộ phận có tay nghề cao, là nòng cốt để tiếp cận khoa học - công nghệ tiên tiến.

Bên cạnh những lợi thế, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng còn có nhiều khó khăn. Đó là hậu quả của chiến tranh để lại rất nặng nề, kinh tế - xã hội còn kém phát triển, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Đây là những yếu tố làm hạn chế sự thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển vào vùng.

Bảng 6. Một số chỉ tiêu của Bình Định trong vùng KTTĐ Miền Trung 2006 Chỉ tiêu ĐVT Thừa Thiên Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quãng Ngãi Bình Định BĐ so với vùng % Dân số trung bình 1000.ng 1141.5 792.9 1477.6 1295.6 1566.0 24.96 GDP (giá tt) tỷ đg 8469 13869 10597 7947 12315 23.15 GDP/người triệu đg 7.4 17.5 7.2 6.1 7.9 92.94 GDP (giá 94) tỷ đồng 3941 6863 5637 4167 6281 23.36 GTSX NLN (giá 94) -nt- 1553 647 2481 2686 3717 33.53 GTSX CN (giá 94) -nt- 3545 8802 4076 2376 3706 16.47

Kim ngạch xuất khẩu tr.USD 200 380 135 42 244 24.38

Kim ngạch XK/người USD 175.2 479.8 91.5 32.0 155.8 97.38 Cơ cấu kinh tế

- Nông, lâm, thủy sản % 20.1 4.1 29.0 32.0 36.6 157.08 - Công nghiệp, XD -nt- 36.1 50.0 35.5 33.5 28.2 75.40

- Dịch vụ -nt- 43.8 45.9 35.5 34.5 35.2 89.57

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định)

Những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2000 khoảng 8,5%, giai đoạn 2001- 2006 là 10,07% (cao hơn tốc độ tăng trung bình cả nước). Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 6,1%, công nghiệp tăng 19,5%.

So với Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung thì tỉnh Bình Định có số dân cao nhất trong Vùng (chiếm gần 25%) và có giá trị sản xuất nông nghiệp cao nhất trong vùng (chiếm 33,5%). Các chỉ tiêu về kinh tế khác như tổng sản phẩm GDP, giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu xếp ở vị trí thứ 2 trong 5 tỉnh của Vùng. Tuy nhiên do dân số đông, các giá trị bình quân đầu người như tổng sản phẩm GDP, kim ngạch xuất khẩu xếp ở vị trí thứ 3. Bên cạnh đó, do giá trị sản xuất nông nghiệp

cao nên cơ cấu kinh tế của tỉnh có tỷ trọng cao nhất và tỷ trọng công nghiệp thấp nhất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 34 - 37)