Quan điểm và mục tiêu phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 47 - 50)

Một số giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp Bình Định giai đoạn đến năm

3.1.Quan điểm và mục tiêu phát triển bền vững.

3.1.1.Quan điểm phát triển.

- Quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định thời kỳ 2006 - 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với Vùng Duyên hải Nam Trung bộ và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gắn với hành lang Đông - Tây, với các tỉnh Tây nguyên và các tỉnh ở Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan.

- Phát huy tối đa các nguồn nội lực, tranh thủ thu hút các nguồn lực bên ngoài, tạo môi trường thông thoáng để thu hút mạnh đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế khá và bền vững gắn với phát triển các lĩnh vực xã hội và đặc biệt chú ý đến vấn để môi trường. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Phát triển bền vững ngành công nghiệp gắn với phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực,

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái để đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài.

3.1.2.Mục tiêu phát triển.

3.1.2.1. Về phát triển kinh tế.

- Thời kỳ 2006-2010 được xác định là thời kỳ dồn sức để phát triển, tạo đà cho các thời kỳ sau. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn này đạt 13%; trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng tăng bình quân khoảng 21,8%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 24,5%.

- Thời kỳ 2011 - 2015 mức tăng trưởng kinh tế là 15%, trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 22,2%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24,4%,.

- Thời kỳ 2016-2020 tăng 16,5%, trong đó công nghiệp-xây dựng giữ mức tăng 21,9%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24%.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng lên 37,4%, nông-lâm-ngư nghiệp giảm còn 27,6% và khu vực dịch vụ 35%. Đến năm 2015 các tỷ lệ tương ứng là 40%, 22% và 38%. Năm 2020, công nghiệp-xây dựng chiếm 43%, tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp giảm chỉ còn 16% và dịch vụ chiếm 41%.

Tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động trong công nghiệp và dịch vụ cũng tăng dần. Năm 2010 lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng lên chiếm tỷ lệ 18,7%, lao động nông-lâm-ngư nghiệp giảm còn 64% và lao động khối dịch vụ chiếm 17,3%. Đến năm 2015 các tỷ lệ tương ứng là 25%, 52% và 23% và năm 2020 là 31%, 40% và 29%. Như vậy đến năm 2020 nông-lâm-ngư nghiệp trong nền kinh tế chỉ còn 40% lao động và 16% trong GDP.

- GDP/người của tỉnh Bình Định năm 2010 khoảng 900 USD, năm 2015 khoảng 2.200 USD và năm 2020 khoảng 4.000 USD.

- Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,6‰ thời kỳ 2006 - 2010. Thời kỳ 2006 - 2010 ổn định dân số tự nhiên. Phấn đấu thời kỳ 2006 - 2010 hàng năm tạo việc làm mới cho 24.000 - 25.000 lao động. Thời kỳ sau năm 2010, giải quyết nhu cầu việc làm hàng năm 25.000 - 30.000 chỗ làm; trong đó, nhu cầu việc làm của lao động nội tỉnh hàng năm là 16.000 - 17.000 chỗ làm.

- Đẩy mạnh hoạt động các chương trình quốc gia về văn hóa, y tế, nâng cao chất lượng giáo dục, xã hội hóa giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác, tăng cường đầu tư trường lớp, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Mọi thành viên đến tuổi lao động về cơ bản đều được đào tạo một nghề. Phấn đấu đến năm 2010, đạt chuẩn quốc gia về phổ cập bậc trung học phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo và bồi dưỡng nghề đạt khoảng 50%, đến năm 2020 khoảng 60-70%. Đến năm 2010, có trên 80% lao động có việc làm sau khi đào tạo.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10% vào năm 2010 (chuẩn nghèo của giai đoạn 2006 - 2010) và cơ bản không còn hộ nghèo vào năm 2015.

- Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng đến năm 2010 còn dưới 20%, năm 2015 còn dưới 14% và năm 2020 còn dưới 5%.

- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

1.2.3. Về bảo vệ môi trường

- Phòng ngừa có hiệu quả khả năng ô nhiễm môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội gây ra.

- Cải thiện chất lượng môi trường: đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh cho dân cư, đến năm 2010 khoảng 95% dân cư đô thị sử dụng nước sạch, 85% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và đến năm 2015 đảm bảo 100% dân cư có nguồn nước sạch cho sinh hoạt. thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường 100% rác thải sinh hoạt đô thị; chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế.

- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, nhất là ở khu vực biển và ven biển của tỉnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 47 - 50)