Quy mô và mức độ phát triển ngành công nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 37 - 41)

2. Nhân khẩu trong

2.3.1.Quy mô và mức độ phát triển ngành công nghiệp.

Ngành công nghiệp giai đoạn 1996 - 2000 tuy phải vượt qua khó khăn, thách thức của cơ chế thị trường nhưng đã có bước phát triển. Giai đoạn 2001 - 2005 tuy còn nhiều khó khăn nhưng tiếp tục tăng trưởng và phát triển khá. Nhịp độ tăng giá trị sản xuất trong 10 năm đạt 21,2%; thời kỳ 1996 - 2000 bình quân 26,5%/năm, thời kỳ 2001 - 2005 là 16%/năm. Năm 2005 đạt 3.318 tỷ đồng (tính theo giá cố định 1994) tăng gấp 2,1 lần năm 2000 và 6,8 lần năm 1995. Hai năm 2006-2007 tăng bình quân 24,4%/năm và năm 2007 đạt 4.826 tỷ đồng. Công nghiệp trung ương chiếm 4%, công nghiệp quốc doanh địa phương chiếm 18%, các thành phần kinh tế khác chiếm đến 78%. Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng khá, từ 13.810 cơ sở năm 2000 đã tăng lên khoảng 17.870 cơ sở năm 2005 và trên 20.600 cơ sở năm 2007, chủ yếu là các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh.

Các ngành công nghiệp chính của tỉnh là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm (bao gồm đồ uống), chế biến lâm sản (nhất là đồ gỗ) chiếm 93% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Chất lượng một số sản phẩm được nâng lên và có thị trường tiêu thụ ổn định, mở rộng như gỗ tinh chế, bia, đường RS, da giày, may mặc, tinh bột mì, nhân hạt điều, thuốc chữa bệnh, đá ốp lát, ilmenite…

Để phát triển công nghiệp, trong những năm qua, tỉnh đã vận dụng thực hiện các cơ chế, chính sách thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính, đầu tư xây dựng hạ tầng và đưa Khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ, 10 cụm công nghiệp ở Quy Nhơn và các huyện vào hoạt động. Đang triển khai quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp: Nhơn Hòa (An Nhơn), Hoà Hội, Cát Trinh, Cát Khánh (Phù Cát), Bồng Sơn (Hoài Nhơn).

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động Khu kinh tế Nhơn Hội là cơ hội tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế -

cấu hạ tầng và đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi đầu tư. Đến cuối năm 2007, đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 17 dự án với tổng vốn đăng ký 11.330 tỷ đồng (tương đương 708 triệu USD), trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư gần 300 triệu USD.

2.3.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp.

Bảng 7. Cơ cấu kinh tế theo ngành tỉnh Bình Định

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Tăng - giảm 1996- 2000 2001- 2005 2006- 2007 GDP 100 100 100 100

Chia theo 3 khu vực

- Nông, lâm nghiệp 51,1 42,2 36,9 34,2 - 8,9 -5,2 -2,7

- CN - XD 15,0 22,8 28,2 31,8 +7,8 +5,4 +3,6

- Dịch vụ 33,9 35,0 34,9 34,0 +1,1 -0,1 -0,9

Chia theo SXVC - phi SXVC

- CN - XD + NLN 66,1 65 65,1 66 -1,1 +0,1 +0,9

- Dịch vụ 33,9 35 34,9 34,0 +1,1 -0,1 -0,9

Chia theo NN - phi nông nghiệp

- Nông, lâm nghiệp 51,1 42,2 36,9 34,2 - 8,9 -5,2 -2,7

- CN + DV 48,9 57,8 63,1 65,8 +8,9 +5,2 +2,7

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định)

- Trong nội bộ ngành công nghiệp: Công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng

7,3% năm 1995 và giai đoạn 2000 - 2007 dao động từ 3 - 5,5%. Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 85,6% năm 1995 và dao động từ 90 - 95% trong những năm 2000 - 2007. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước chiếm 7,1% năm 1995, giảm còn 2,5% và trong những năm 2000 - 2007 dao động trong khoảng 4,5 - 6,5%.

Bảng 8. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá thực tế)

Hạng mục ĐVT Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số % 100 100 100 100 100

Công nghiệp khai thác % 7,3 3.0 5.6 3.1 3

Hạng mục ĐVT Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 CNSX và PP điện nước % 7,1 2.5 4.9 6.4 4.5 Chỉ tiêu 1996-2000 2001-2005 1996-2005 2006-2007 Tăng trưởng GDP 8,9 9 9 12,5

Nông, lâm, thuỷ sản 3,5 2,6 3,0 2,5

Công nghiệp, xây dựng 2,6 3 2,9 5,4

Khu vực dịch vụ 2,7 3,4 3,1 4,6

(Nguồn: Sở Công thương tỉnh Bình Định)

Trong những năm qua, khối ngành sản xuất đã đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Thời kỳ 1996 - 2005, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 3 điểm % tăng trưởng (tương ứng gần 33%), khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp 2,9 điểm % tăng trưởng (tương ứng 32%), khu vực dịch vụ đóng góp 3,1 điểm % tăng trưởng (tương ứng với 35%).

Trong 2 năm 2006 - 2007, với tốc độ tăng trưởng 12,2%, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ đóng góp 2,47 điểm % tăng trưởng (khoảng 20%), khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp 5,38 điểm % tăng trưởng (tương ứng 43%), khu vực dịch vụ đóng góp gần 4,58 điểm % tăng trưởng (tương ứng 37%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.3.Hoạt động đầu tư cho phát triển ngành công nghiệp.

Nguồn vốn nước ngoài có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với nước ta nói chung và Bình Định nói riêng gồm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn FDI .

FDI đã tác động đến việc tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu tư của các nước đang phát triển, nó như là yếu tố “mồi” trong thu hút đầu tư trong nước và góp phần vào tăng trưởng GDP và GDP/người. Thông qua số liệu thống kê của 69 nước, các chuyên gia nước ngoài đã tìm thấy một số quy luật mang tính trung bình sau: Nếu tăng 1% tỷ lệ FDI so với GDP, GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm 0,8%; cứ 1% của tỷ lệ FDI so GDP tương ứng 0,3 - 0,4% tăng trưởng GDP bình quân đầu người.

nhà đầu tư có thể đem lại hiệu quả cao. Song phải thấy rằng, trong giai đoạn tới, hàng rào thuế quan ASEAN và các rào cản đầu tư bị xóa bỏ. Giai đoạn này Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, các nước trong khu vực đã bắt đầu thực hiện đầy đủ cam kết về Khu vực đầu tư ASEAN (đối với Việt Nam thời hạn là 2013). Các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện mở cửa tự do cho các nhà đầu tư ASEAN, dẫn đến cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn này và buộc chúng ta phải cải thiện môi trường đầu tư của mình để giữ mối tương quan với các nước khác cùng khu vực.

Dự báo khả năng thu hút FDI của nước ta trong giai đoạn 2006-2010:

- Phương án 1: Duy trì tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội như mức ở giai đoạn 2001-2005 là 18%, tức là khoảng 27 tỷ USD, vốn đăng ký cấp mới (bao gồm vốn cấp mới và tăng vốn) khoảng 6 tỷ USD. Như vậy, tổng vốn FDI phải đạt khoảng 30 tỷ USD.

- Phương án 2: Nâng tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên mức 22% (bằng mức giai đoạn 1996-2000), vốn FDI thực hiện phải đạt khoảng 31 tỷ USD, vốn đăng ký cấp mới khoảng 7 tỷ USD. Như vậy, tổng vốn FDI phải đạt khoảng 35 tỷ USD.

Như vậy, trong cả hai phương án, dự kiến cả nước thu hút khoảng 6 - 7 tỷ USD/năm FDI giai đoạn 2006-2010.

Bảng 9. Dự báo FDI giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu Giai đoạn 2006-2010 (triệu USD) Phương án 1 Phương án 2

Tổng số 30.000 35.000

Trong đó: Các vùng kinh tế trọng điểm 24.000 28.000

% so tổng số 80 80

Chia theo ngành 30.000 35.000

- Công nghiệp - xây dựng 18.000 21.000

% so tổng số 60 60

- Nông, lâm, ngư nghiệp 3.000 3.500

% so tổng số 10 10

- Dịch vụ 9.000 10.500

% so tổng số 30 30

Về ODA. Trong giai đoạn 2001- 2010, Việt Nam vẫn nằm trong diện ưu tiên

của các nhà tài trợ, tuy nhiên mức cung cấp sẽ khó đạt cao hơn mà sẽ thấp hơn thập kỷ vừa qua. Ngoài mục tiêu nhân đạo, mục tiêu chính của việc cung cấp nguồn viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước công nghiệp phát triển là nhằm tạo ra những thị trường tiêu thụ mới, có mức sống (sức mua) cao hơn trước. Từ đó, tạo khả năng tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao do họ sản xuất ra mà nhu cầu nội địa của họ đã bão hoà. Nguồn tài trợ chính cho Việt Nam là Nhật Bản, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á và một số nước Châu Âu, (Pháp, Anh, Đức...).

Dự báo tổng mức ODA cam kết trong giai đoạn 2006-2010 khoảng 13 tỷ USD, trong đó tỷ lệ được hợp thức hóa bằng các hiệp định khoảng 60%, tương đương khoảng 7,8 tỷ USD; lượng ODA chuyển tiếp từ thời kỳ 2001-2005 sang thời kỳ 2006-2010 khoảng 7,8 tỷ USD. Như vậy, lượng ODA được ký kết trong 5 năm tới ước đạt khoảng 15,6 tỷ USD, bình quân mỗi năm khoảng 3,1 tỷ USD.

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong đó có Bình Định đang giành được sự chú ý của các nước trong khu vực. Các dự án hỗ trợ nông nghiệp - nông thôn, thuỷ lợi, xoá đói giảm nghèo đã góp phần tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hoá ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.

Bình Định, với những tiềm năng và thế mạnh của mình về phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ và nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là khu kinh tế Nhơn Hội - một địa bàn có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thời gian tới có thể thu hút lượng vốn đầu tư lớn từ FDI và ODA. Trong đó nguồn vốn ODA là cơ sở để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng và kinh doanh phát triển một số ngành, lĩnh vực mà tỉnh có thể kêu gọi và thu hút nguồn vốn này. Nguồn vốn FDI cũng sẽ đầu tư mạnh vào Khu kinh tế Nhơn Hội với những lĩnh vực đang được khuyến khích mạnh như sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao, kinh doanh hạ tầng cảng và dịch vụ cảng, du lịch… là những lĩnh vực sở trường của các nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng chuyển đầu tư vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 37 - 41)