Đánh gía tổng quát về tình hình thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp Bình Định.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

2. Nhân khẩu trong

2.5.Đánh gía tổng quát về tình hình thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp Bình Định.

ngành công nghiệp Bình Định.

Kết quả phát triển ngành công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005 so với mục tiêu của Quy hoạch Tổng thể đã được duyệt:

Bảng 10. So sánh kết quả phát triển ngành công nghiệp với Quy hoạch đã duyệt

Mục tiêu Kết quả

Tốc độ tăng GDP / năm 9% 9 - 10%

Công nghiệp tăng 14% 16 - 18%

Tỷ trọng:

- Nông, lâm, ngư nghiệp 36,9% 34 - 36%

- Công nghiệp-xây dựng 28,2% 27 - 28%

- Các ngành dịch vụ 34,9% 37 - 38%

Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,8‰ 0,8 - 1‰

Đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục

trung học cơ sở năm 2004 2005

Lao động qua đào tạo, bồi dưỡng nghề 25% 25%

Giải quyết việc làm trong 5 năm 11 vạn người 10-11 vạn ng. Số hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) giảm còn 4,68% dưới 5%

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định)

Như vậy, trong 5 năm qua, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành công nghiệp, kinh tế có mức tăng trưởng trên mức bình quân cả nước, nền kinh tế đã đi dần vào thế ổn định, nhiều lĩnh vực có chuyển biến tích cực, tạo tiền đề cho quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được cải thiện.Năm 2008 giá trị.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhìn chung chưa tương xứng với nguồn lực, tiềm năng của tỉnh và chưa thật ổn định, bền vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, thiếu vững chắc. Qui mô, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thu ngân sách hàng năm tuy tăng khá nhưng chưa đủ chi. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ bé, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước còn ít, chưa có các dự án lớn đủ sức kích thích cho nền kinh tế tăng tốc.

- Công nghiệp qui mô còn nhỏ, thiết bị công nghệ còn lạc hậu, chưa có những cơ sở công nghiệp và dịch vụ lớn tạo đòn bẩy để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch còn chậm. Hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến kết quả còn hạn chế.

cán bộ có trình độ kỹ thuật cao, chuyên gia đầu ngành. Số người không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không thường xuyên còn lớn, nhất là lao động ở nông thôn. Công tác đào tạo và bồi dưỡng nghề cho người lao động chưa đáp ứng theo yêu cầu.

- Tiềm lực khoa học công nghệ nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chất lượng và hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học chưa cao.

- Ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở sản xuất và trong các khu dân cư đang là vấn đề bức xúc của xã hội.

- Thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần còn nhiều hạn chế. Một số doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào bao cấp, làm chậm quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp.

- Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế còn thấp. Cải cách thủ tục hành chính chưa đồng bộ, hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chất lượng công tác qui hoạch còn thấp, chậm được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ.

- Tiến độ xây dựng các khu công nghiệp không được theo đúng tiên độ, vốn đầu tư còn ít lại gặp phải nạn lạm phát.

- Tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP của tỉnh còn thấp, không tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Trang 44 - 47)