BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG THI CÔNG

Một phần của tài liệu NCKT công trình thuỷ điện ĐăkRu (Trang 114)

7.5.1. Các quy tắc an toàn cơ bản trên công trường

Trong quá trình thi công cần tuân thủ các quy trình quy phạm, tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn lao động, an toàn về phòng chống cháy nổ, an toàn về sử dụng điện, môi trường và vệ sinh thực phẩm. Trước hết là quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91

Trên công trường phải có một tổ chức chuyên trách về an toàn . Nhiệm vụ của tổ chức này là đề xuất các biện pháp bảo đảm an toàn đồng thời kiểm tra theo dõi về việc thực hiện an toàn lao động trong khi thực hiện các dạng công tác. Thường xuyên tổ chức phổ biến và huấn luyện cho cán bộ và công nhân về an toàn trong xây dựng

Cán bộ, công nhân trên công trường phải được kiểm tra về sức khoẻ, được trang bị đủ thiết bị bảo hộ

Tại khu vực thi công phải có các biển cảnh báo cho mọi người, đặc biệt chú trọng đến các công tác nguy hiểm như khoan nổ mìn, các khu vực có thiết bị điện đang hoạt động

Các biện pháp an toàn cũng phải được tuân thủ theo các điều kiện thi công như sau:

- Khoảng cách an toàn của các máy thi công khi hoạt động gần mái dốc - Khu vực an toàn khi cần trục hoạt động

- Khoảng cách an toàn khi thi công bằng máy đào đối với người và xe máy - Khoảng cách an toàn về công tác khoan nổ mìn

- Tuân thủ các quy định về sử dụng thiết bị điện

7.5.2. Tổ chức quản lý an toàn trên công trường

Do công trường có nhiều dạng công tác thi công khác nhau với nhiều chủng loại thiết bị, vì vậy Ban quản lý phải có bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh lao động

Tất cả các cán bộ, chuyên viên, công nhân tham gia xây dựng công trình phải thường xuyên học các kiến thức về an toàn lao động nói chung và về công việc chuyên môn của mình để có thể hiểu và nắm vững công tác an toàn lao động.

CHƯƠNG 8: TỔNG DỰ TOÁN

8.1. CƠ SỞ LẬP TỔNG DỰ TOÁN8.1.1. Khối lượng và biện pháp thi công 8.1.1. Khối lượng và biện pháp thi công

Căn cứ hồ sơ TKKT Dự án thủy điện ĐăkRu huyện Đăk' Rlp tỉnh Đăk Nông do Công ty tư vấn Đại học Xây Dựng lập tháng 8 năm 2005.

8.1.2. Thông tư

“Thông tư số 03/2005/TT-BXD về hướng dẫn thay đổi tiền lương theo nghị định 205/2004/NĐ-CP có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/10/2004”;

“Thông tư số 04/2005/TT-BXD về hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư thay cho thông tư số 09/2000/TT-BXD và thông tư số 07/2002/TT-BXD”;

“Thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xây dựng ca máy và thiết bị thi công”.

8.1.3. Định mức

“Định mức dự toán trong xây dựng cơ bản” (Ban hành kèm theo Quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD ngày 25/11/1998 của Bộ trưởng Bộ xây dựng).

“Định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng” (Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001 của Bộ trưởng Bộ xây dựng).

"Định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng" (Ban hành kèm theo quyết định số 15/2001/QĐ-BXD ngày 20/07/2001 của bộ trưởng Bộ Xây Dựng)

"Định mức dự toán xây dựng cơ bản số 05/2005/QĐ-BXD ngày 24/01/2005 của Bộ Xây Dựng »

8.1.4. Quyết định

Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD về « Định mức chi phí Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình » ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng

Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD về « Định mức chi phí lập dự án về thiết kế xây dựng công trình » ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng

Quyết định số 89/2000/QĐ-BVGCP về quy định cước vận tải hàng hoá bằng ô tô ngày 13/11/2000 của Ban Vật giá chính phủ

Quyết định số 275/QĐ-CTĐB về phân cấp đường bộ ngày 20/02/2002 của Bộ giao thông vận tải

8.1.5. Nghị định

Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ Ban hành “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng"

Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05-5-2000 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng"

Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7-2-2005 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình"

8.1.6. Đơn giá

1) Phần xây dựng

a) Đơn giá vật liệu xây dựng

- Đơn giá XDCB ban hành theo Quyết định số 636/QĐ-UB ngày 29/03/1999 của UBND Tỉnh ĐăkLăk

- Thông báo giá vật liệu XD đến hiện trường xây lắp Qúy 2 năm 2005 số 212/TB-LS của UBND tỉnh Đắk Nông – Liên Sở XD – Tài chính ban hành ngày 20/4/2005

+ Nguồn vật liệu: Thị trấn Gia Nghĩa + Đơn giá VLXD đến chân công trình

+ Áp dụng đơn giá VLXD đến hiện trường XL của xã Gia Nghĩa để tính toán

b) Đơn giá nhân công

- Tiền lương nhân công được tính theo Nghị định số 05/CP ngày 26/01/1994 của Chính phủ

- Bảng lương A6 nhóm III XDCB công nhân xây lắp

- Công trình được áp dụng mức lương tổi thiểu LTT = 290.000đ. Theo nghị định số 05/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ về điều chỉnh tiền lương và Thông tư số 03/2005/TT-BXD về hướng dẫn thay đổi tiền lương theo nghị định 205/2004/NĐ-CP có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/10/2004”;

- Các khoản phụ cấp của công trình theo các văn bản hiện hành

c) Giá ca máy thi công

Áp dụng bảng giá ca máy Ban hành kèm theo QĐ số 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998 của BXD được điều chỉnh theo thông tư số 05/2003/TT-BXD ngày 14/3/2003 của Bộ Xây dựng và Thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xây dựng ca máy và thiết bị thi công.

Tổng hợp kinh phí theo thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/07/2000. Đơn giá tổng hợp được tính theo công thức:

ĐGTH = ĐG(VL+CLVL)*1,1605 + ĐG(NC)*5,2986 (5,3955) + ĐG(M)*1,439

Trong đó:

- ĐG(VL+CLVL); ĐG (NC); ĐG(M) là đơn giá năm 1999 của tỉnh Đắc Lắc - Hệ số: 1,165 = 1*1,055*1,1 (ĐG1999*thu nhập chịu thuế tính trước*VAT)

5,2986 = 2,784*1,64*1,055*1,1 (hoặc 5,3955=2,784*1,67*1,055*1,1)

(ĐG1999*HS chuyển đổi nhân công*Chi phí chung* thu nhập chịu thuế tính trước*VAT)

1,4390 = 1,24*1,055*1,1 (ĐG1999 * HS chuyển đổi Máy thi công * thu nhập chịu thuế tính trước*VAT)

+ Chi phí chung: 64% đối với các hạng mục công trình như: đập đất, kênh, cống, … ; 67% đối với các hạng mục công trình thuộc tuyến áp lực như: nhà máy, tuyến đường ống, bể áp lực, trạm OPY…

+ Thu nhập chịu thuế tính trước: 5,5%

+ Thuế VAT: 10 %

2) Phần thiết bị

a) Đơn giá thiết bị tổ máy trọn bộ: Tính theo giá nhập ngoại (USD/MW). Tỷ giá 15800 đ/USD

b) Đơn giá thiết bị cơ khí thuỷ công: Tính theo VNĐ/tấn Trên cơ sở tham khảo giá của các công trình tương tự đã xây dựng trước

c) Chi phí lắp đặt, vận chuyển:

- Tính theo phần trăm giá trị thiết bị - Chi phí lắp đặt lấy =10% giá trị thiết bị

- Chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo hiểm = 5% giá trị thiết bị

d) Chi phí chuẩn bị xây dựng

Chi phí cho công tác chuẩn bị được tạm tính bằng 0.5% chi phí cho công tác xây dựng.

3) Chi phí giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn.

Đơn giá được lấy theo các công trình chuyên ngành.

4) 1.5.5. Chi phí đường dây và Trạm biến áp.

5) Chi phí khác

- Các chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng áp dụng định mức chi phí tư vấn ban hành kèm theo quyết định số 15/2001/QĐ- BXD ngày 20/7/2001 của Bộ xây dựng

- Chi phí thiết kế, thẩm định áp dụng theo định mức ban hành theo quyết định số 12/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001 của Bộ xây dựng

- Chi phí ban quản lý điều hành dự án áp dụng thông tư số 07/2003/TT-BXD ngày 17/6/2003 của Bộ xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư.

- Chi phí điều tra khảo sát phục vụ giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi tính theo khảo sát địa hình địa chất theo đơn giá khảo sát xây dựng ban hành kèm theo quyết định số … ngày … của UBND tỉnh Đăk Lăk.

- Riêng phần khảo sát tổng hợp lấy báo cáo cơ hội đầu tư, điều tra dân sinh kinh tế, đánh giá tác động môi trường được tính trên thực tế thực hiện.

- Các chi phí khác không có trong định mức được tạm tính.

- Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán áp dụng thông tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ tài chính.

8.2. TỔNG HỢP TỔNG DỰ TOÁN

Cơ cấu tổng hợp tổng mức đầu tư theo thông tư số 06 1999/TT - BKH ngày 24/11/1999 của Bộ kế hoạch đầu tư và TT số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ xây dựng

- Thuế giá gia tăng được tính theo nghị định số 07/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của chính phủ.

- Chi phí bảo hiểm tính bằng 0.5% xây lắp. Lãi vay trong thời gia xây dựng của dự án: - Vốn trong nước: 8% /năm

CHƯƠNG 9: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

9.1. KẾT LUẬN

Đăk Nông là một tỉnh mới được thành lập và đang trong quá trình được đầu tư để phát triển do vậy nguồn điện yêu cầu là rất lớn trong những năm tới, nhưng hiện nay nguồn điện hoàn toàn lấy từ lưới điện Quốc gia. Do vậy, xây dựng Thủy điện Đăkru là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu điện lượng tại chỗ cho huyện Đăk'Rlâp nhằm giảm tải gánh cho lưới Quốc gia, giảm tổn thất do truyền tải điện.

Nguồn nước sau khi được điều tiết qua nhà máy thuỷ điện sẽ được trả lại nguyên trạng dòng chảy cho hạ du suối Đăk'Rlâp. Ngoài việc sử dụng dòng chảy để phát điện, không còn có việc lợi dụng tổng hợp nào khác như thuỷ lợi và cấp nước sinh hoạt vì trong lưu vực không có đất đai canh tác và dân cư sinh sống. Dự án không có di dân tái định cư.

Qua đánh giá các chỉ tiêu kinh tế và tài chính cho thấy Thủy điện Đăkru có tính khả thi, khi xây dựng thủy điện sẽ thu hút được nhân dân địa phương tham gia các dịch vụ tại chỗ khi công trình đi vào sử dụng, sẽ tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nhân dân địa phương, tạo ra nguồn thu ngân sách thông qua thuế.

Các chỉ tiêu chính:

- Công suất lắp máy 6,9 MW

- Điện lượng trung bình năm 29,8 triệu KWh

- Tổng mức đầu tư tỷ đồng

- Chỉ tiêu kinh tế

+ B/C 1,18

+ ENPV 21,42 tỷ đồng

+ EIRR 12,40%

- Chỉ tiêu tài chính cho dự án

+ B/C 1,08

+ ENPV 10,15 tỷ đồng

+ EIRR 11,2%

- Chỉ tiêu tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư

+ B/C 1,06

+ ENPV 7,99 tỷ đồng

9.2. KIẾN NGHỊ

Dự án thủy điện Đăkru, với những thuận lợi cơ bản, có tính khả thi cao. Đề nghị các Bộ, Ngành và UBND tỉnh phê duyệt TKKT để sớm đưa công trình vào xây dựng và khai thác.

Một phần của tài liệu NCKT công trình thuỷ điện ĐăkRu (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w