3.5.1. Phân tích kinh tế
1) Mục đích phương pháp và tiêu chuẩn phân tích kinh tế
a) Mục đích phân tích kinh tế
Mục đích của phân tích hiệu quả kinh tế công trình là nhằm đánh giá hiệu quả của việc đầu tư dự án trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Dự án chỉ được đánh giá là khả thi và tiến hành đầu tư khi công trình khả thi về mặt kỹ thuật và mang lại hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân
b) Tiêu chuẩn phân tích kinh tế
Một dự án khả thi về mặt kinh tế là dự án có các chỉ tiêu kinh tế như lợi nhuận ròng dương, tỷ số lợi ích trên chi phí lớn hơn 1 cũng có nghĩa là dự án sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất và phúc lợi xã hội, trái lại một dự án không khả thi về mặt kinh tế sẽ làm giảm của cải vật chất và phúc lợi xã hội. Một dự án nếu chỉ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư (khả thi về mặt tài chính) mà làm tổn hại đến nền kinh tế quốc dân (không khả thi về mặt kinh tế) sẽ không được cơ quan thẩn quyền phê duyệt.
Bởi vậy một dự án được coi là khả thi thì phải khả thi về các mặt: - Khả thi về kỹ thuật.
- Không gây tổn hại về môi trường (nếu gây tổn hại phải có chi phí khắc phục và giảm thiểu tác động xấu).
- Khả thi về kinh tế. - Khả thi về tài chính.
Phương pháp luận
Hiệu quả kinh tế của công trình thuỷ điện Đăk Ru được đánh giá trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Phương pháp được áp dụng trong tính toán là phương pháp “phân tích hiệu ích và chi phí” hiện đang được áp dụng tại các nước có nền kinh tế thị trường và nước ta cũng đang áp dụng rộng rãi phương pháp này. Các chỉ tiêu hiệu ích kinh tế đưa ra xem xét bao gồm:
- Giá trị lợi nhuận qui về hiện tại: NPV
- Thời điểm tham chiếu để qui về hiện tại: năm hoàn thiện công trình.
- Tỉ lệ hoàn vốn nội tại: EIRR.
- Hệ số sinh lợi kinh tế: B/C.
- Thời đoạn phân tích: 30 năm.
Phương án được coi là có hiệu quả kinh tế là phương án thoả mãn các điều kiện sau:
- Giá trị lợi nhuận qui về hiện tại: NPV > 0
- Tỉ lệ hoàn vốn nội tại: EIRR > Ick
- Hệ số sinh lợi kinh tế: B/C > 1
Các khoản chi phí công trình:
Chi phí kinh tế cho đầu tư xây dựng công trình. Chi phí kinh tế này được lấy bằng tổng vốn đầu tư ban đầu đã trừ đi phần thuế VAT.
Chi phí vận hành và bảo dưỡng bao gồm lương công nhân viên quản lý vận hành, chi phí tu sửa thường xuyên định kỳ được lấy bằng 1,25% (XL+TB).
Tỷ lệ chiết khấu: hiện nay để phân tích kinh tế cho các công trình điện, tỷ suất chiết khấu được áp dụng là 10%.
Hiệu ích của dự án: Hiệu ích dự án của thuỷ điện Đăk Ru được tính toán là hiệu ích đem lại cho quốc gia. Ngoài những hiệu ích như tạo thêm việc làm, đóng góp vào việc tạo cơ sở hạ tầng ở khu vực dự án v.v.v.. hiệu ích của dự án là đóng góp cho hệ thống điện tỉnh Đăk Nông thêm nguồn điện có khả năng tái sinh (năng lượng sạch) với công suất lắp máy 6,9MW, công suất đảm bảo 1,7MW, điện năng trung bình năm khoảng 29,8.106 KWh/năm.
Để xác định hiệu ích năng lượng của một nhà máy thuỷ điện thông thường sử dụng hai phương pháp:
- Xác định hiệu ích năng lượng thông qua công trình nhiệt điện thay thế (dầu, diesel, than, khí)
- Xác định hiệu ích năng lượng thông qua giá trị điện năng sơ cấp và thứ cấp mà nhà máy thuỷ điện đóng góp cho hệ thống điện.
Trong bao cáo này đã áp dụng phương pháp thứ 2 là phương pháp khá phù hợp với các dự án thuỷ điện có qui mô vừa và nhỏ.
Hiệu ích năng lượng của nhà máy thuỷ điện Đăk Ru được phân thành hai phần: năng lượng sơ cấp và năng lượng thứ cấp. Giá trị năng lượng sơ cấp hay còn gọi là năng lượng đảm bảo của nhà máy thuỷ điện được xác định dựa trên các chi phí
của nhiệt điện chạy đỉnh của biểu đồ phụ tải như tuốc bin khí. Giá trị điện năng thứ cấp còn gọi là năng lượng mùa được xác định dựa trên việc tiết kiệm nhiên liệu cho hệ thống điện.
Các đề tài nghiên cứu được ngành điện tiến hành cho giá trị năng lượng điện sơ cấp là 5,4cent/KWh và giá trị năng lượng thứ cấp là 2,5cent/KWh. Giá trị năng lượng sơ cấp trên đây được áp dụng trong phân tích kinh tế cho các công trình điện ở Việt Nam
2) Dữ liệu đầu vào cho phân tích kinh tế dự án
a) Chi phí
Chi phí kinh tế cho đầu tư xây dựng công trình. Chi phí kinh tế này được lấy bằng tổng vốn ban đầu là giá trị trước thuế VAT. Các hạng mục cấu thành vốn kinh tế công trình thủy điện Đăk Ru được nêu trong bảng 4.1.
Chi phí vận hành bảo dưỡng bao gồm lương cho công nhân viên quản lý vận hành, chi phí tu sửa thường xuyên và định kỳ. Chi phí này được tính bằng 1,25% vốn đầu tư.
Bảng 1.1: Vốn đầu tư thuần thuỷ điện Đăk Ru
Năm 1 2 Tổng
Vốn đầu tư (Tỷ đồng) 36,711 85,660 122,372
b) Hiệu ích
Hiệu ích phát điện, trong đo điện năng của nhà máy phát ra được phân thành điện năng sơ cấp và điện năng thứ cấp. Cụ thể mỗi năm hiệu ích thu được từ phát điện là 29,8.106 KWh trong đó thu từ điện năng sơ cấp là 14,892.106 KWh và điện năng thứ cấp là 14,908.106 KWh.
Tổn thất tự dùng bằng 2,0% sản lượng điện.
3) Kết quả tính toán và kết luận
a) Kết quả tính toán phân tích kinh tế phương án kiến nghị
Các kết quả tính toán phân tích kinh tế của công trình thuỷ điện Đăk Ru tỉnh Đăk Nông được đưa ra kết quả trong bảng 4.2.
Các kết quả tính toán phân tích kinh tế công trình thuỷ điện Đăk Ru cho thấy công trình có hiệu ích về mặt kinh tế cao, nên được đầu tư sớm để khai thác nguồn năng lượng tái sinh này.
Bảng 1.1: Kết quả phân tích kinh tế công trình thủy điện Đăk Ru
Tổng chi phí kinh tế Tỷ đồng 122,372
ENPV Tỷ đồng 21,42
EIRR % 12,40
B/C - 1,18
b) Kết quả tính toán độ nhạy
Các trường hợp phân tích độ nhạy - Vốn tăng 10%.
- Điện năng giảm 10%.
- Vốn tăng 10% và điện lượng giảm 10%.
Kết quả phân tích độ nhạy thể hiện trong bảng 4.3.
Kết quả phân tích rủi ro cũng cho thấy 2 trường hợp rủi ro khi vốn tăng 10% và điện năng giảm 10% đều cho chỉ tiêu kinh tế khả thi, trường hợp cực đoan nhất là phương án 3 xẩy ra vốn đầu tư tăng 10% đồng thời điện năng giảm 10% thì B/C = 0,96.
Bảng 1.1: Bảng kết quả phân tích độ nhạy kinh tế
Thông số Đơn vị Các phương án PA Gốc Vốn tăng 10% Điện năng giảm 10% Vốn tăng, điện năng giảm N lm KW 6900 6900 6900 6900 Điện năng 106.KWh 29,8 29,8 26,82 26,82 Vốn đầu tư Tỷ đồng 122,372 134,609 122,372 134,609 NPV Tỷ đồng 21,42 9,45 7,31 -4,65 EIRR % 12,40 10,48 10,84 9,51 B/C - 1,18 1,07 1,06 0,96 c) Kết luận
Thực tế phân tích các chỉ tiêu kinh tế cho thấy công trình thuỷ điện Đăk Ru là công trình có tính khả thi. Trường hợp bất lợi nhất vốn tăng 10% và điện lượng giảm 10% xẩy ra đồng thời thì dự án có thể gây bất lợi về kinh tế tuy nhiên thiết hại không nhiều và có thể khắc phục được. (B/C = 0,96).
Đề nghị xem xét đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Đăk Ru theo qui mô của phương án chọn với các thông số đưa ra như trên.
3.5.2. Phân tích tài chính
1) Phương pháp luận phân tích tài chính
Phân tích tài chính là nhằm đánh giá tính khả thi của dự án trên quan điểm của chủ đầu tư và dự án. Dự án khả thi về mặt tài chính là dự án có khả năng hoàn trả vốn vay đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư và các cổ đông.
Phân tích tài chính dựa trên các chi phí và các khoản thu mà chủ đầu tư bỏ ra và thu được.
Chi phí tài chính là tổng chi phí xây dựng công trình. Hiệu ích là tiền bán điện ứng với các giá bán điện. Các chỉ tiêu cơ bản về hiệu ích tài chính bao gồm :
- Giá trị lợi nhuận ròng tài chính: NPV
- Hệ số hoàn vốn nội tại tài chính: FIRR
- Tỷ số hiệu ích / chi phí: B/C
- Giá thành điện năng: Gt
- Thời gian hoàn vốn : Thv
Các chỉ tiêu tài chính trên đây được tính theo hai quan điểm dự án và chủ đầu tư.
2) Theo quan điểm dự án
Chi phí gồm tổng vốn đầu tư, cho phí vận hành bảo dưỡng, các loại thuế... Hiệu ích là doanh thu bán điện.
Các chỉ tiêu tài chính trên quan điểm này cho ta thấy được tính khả thi cao hay thấp của dự án mà chưa cần biết đến điều kiện vay trả. Nếu chỉ tiêu dựa trên quan điểm này càng cao thì khả năng vay trả nợ càng cao và ngược lại.
Nếu chỉ tiêu FIRR theo quan điểm này lớn hơn chi phí huy động vốn thì dự án khả thi về mặt tài chính.
3) Theo quan điểm chủ đầu tư
Chi phí gồm vốn tự có, trả gốc và lãi vay, chi phí O&M và các loại thuế. Hiệu ích là doanh thu bán điện.
Các chỉ tiêu tài chính trên quan điểm này cho thấy tính khả thi của dự án với một điều kiện vay trả cụ thể. Nếu chỉ tiêu FIRR theo quan điểm này lớn hơn mức lãi
suất mà cổ đông đòi hỏi thì dự án khả thi về mặt tài chính và dự án được sinh lợi theo quan điểm của chủ đầu tư.
Với một điều kiện vay trả cụ thể thì chỉ tiêu tài chính trên quan điểm này quyết định đến tính khả thi của dự án và là tiêu chí để chủ đầu tư đánh giá có nên tiến hành dự án hay không.
4) Các điều kiện phân tích hiệu quả tài chính
a) Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của công trình được tính theo Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ được chuyển toàn bộ về tiền Việt Nam. Theo tỷ giá quí IV năm 2004.
Bảng 1.1: Tổng vốn đầu tư chưa kể lãi vay và VAT trong xây dựng .
Năm 1 2 Tổng
Vốn đầu tư (Tỷ đồng) 36,711 85,660 122,372
Phương án huy động vốn đầu tư:
- Công trình thủy điện Đăk Ru với vốn tự có 30%, vay vốn từ ngân hàng 70% (40% vay dài hạn và 30% vay mua thiết bị bằng ngoại tệ).
- Điều kiện vay trả: Trả nợ trong 10 năm kể từ khi bắt đầu có doanh thu, ân hạn trong thời gian xây dựng.
- Lãi suất vay ngoại tệ mua thiết bị thông thường 10,0% năm. - Lãi suất vay trong nước dài hạn theo cam kết 8% năm. - Lãi suất vay ngắn hạn được tính 12% năm.
- Lãi suất vay trong nước tính chung 10%
b) Các khoản chi phí trong quá trình sản xuất
Chi phí vận hành bảo dưỡng được lấy bằng 1,25 %VDT/năm.
Chi phí thuế tài nguyên: Theo quy định của thuế tài nguyên được tính bằng 2% doanh thu của công trình.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10. Công trình thủy điện Đăk Ru thuộc địa phận xã Đăk Ru huyện Đăk 'Lấp tỉnh Đăk Nông thuộc nhóm công trình danh mục B và nằm trong địa bàn thuộc danh mục C được ưu đãi về thuế TNDN. Thuế TNDN được áp dụng cho thủy điện Đăk Ru là 15% lợi nhuận ròng và được miễn thuế trong 4 năm, giảm 50% thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo.
Chi phí thuế VAT: Do trong tính toán áp dụng giá điện là giá chưa kể thuế VAT nên trong phân tích không kể đến loại thuế này.
Chi phí khấu hao: Đây là chi phí hao mòn tài sản cố định. Được thực hiện theo “Hướng dẫn thực hiện QĐ 166/1999/QĐ - BTC” của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam qui định như sau:
- Khấu hao cho thiết bị thủy điện là 10 năm. - Khấu hao cho công trình thủy công là 20 năm.
c) Các khoản thu
Doanh thu từ bán điện với sản lượng điện của nhà máy hàng năm 29,8 triệu KWh. Tổn thất tự dùng bằng 2% sản lượng điện (bảng 4.5).
Bảng 1.1: Số liệu đầu vào cho phân tích tài chính
TT Thông số tính toán Đơn vị Các thông số
đầu vào
1 Điện lượng phát ra 106KWh 29,8
Mùa mưa 106KWh 14,908
Mùa khô 106KWh 14,892
2 Năm bắt đầu vận hành 2007
3 Thời gian xây dựng năm 2
4 Công suất lắp máy KW 6900
5 Tổng vốn đầu tư thuần Tỷ đồng 122,372
6 Tỷ giá hối đoái VND/USD 15700
8 O&M (% vốn TB + XL ) % 1,25
9 Tỷ lệ tự dùng % 2
10 Đời sống dự án năm 25
11 Thời gian khấu hao
a. Khấu hao cho thiết bị năm 10
b. Khấu hao cho công trình năm 20
12 Tỷ lệ vốn tự có % 30
14 Tỷ lệ vốn vay % 70
15 Thời gian ân hạn năm 2
16 Thời gian trả vốn năm 10
17 Lãi suất vay vốn
b. Lãi suất vay vốn dài hạn trong nước % 8
c. Lãi suất vay vốn ngắn hạn trong nước % 12
5) Các phương án bán điện
a) Các hình thức bán điện
Các dự án thuỷ điện IPP thường được bán điện dưới hai hình thức là bán điện theo mùa khô và mùa mưa và bán điện theo điện năng bình quân.
b) Hình thức bán điện theo điện năng bình quân năm
Doanh thu hàng năm được xác định theo điện năng bình quân năm ứng với các giá bán giả thiết như sau: trong phân tích tài chính đưa ra 3 phương án giá bán ứng với các mức lợi nhuận cho chủ đầu tư FIRR từ 11% đến 13%.
Bảng 1.1: Kết quả tính toán tài chính hình thức bán điện bình quân năm
TT Chỉ tiêu Đơn vị PA 1 PA 2 PA 3
1 Vốn đầu tư thuần Tỷ.đồng 122,972 122,972 122,972
2 Tổng đầu tư có IDC trước VAT Tỷ.đồng 128,620 128,620 128,620
3 Giá bán điện cent/KWh 3,9 4,00 4,1
Đồng/KWh 612 628 643 4 Chỉ tiêu tài chính A Tính trên qđ của dự án FIRR % 11,23 11,61% 11,99 Thv năm 17 16 15 tháng 5 1 0 NPV Tr.đồng 10.150 13.364 16.578 B/C 1,08 1,10 1,13
B Tính trên qđ chủ đầu tư
FIRR % 11,58 12,22 12,88
Thv năm 20 17 15
tháng 10 0 9
NPV Tr.đồng 7.996 11.210 14.424
B/C 1,06 1,09 1,11
- Nếu chấp nhận tỷ lệ FIRR trên vốn chủ sở hữu là 11,58%, thì giá bán điện bình quân tại nhà máy là 612,0 đồng/kwh tương đương với 3,9cent/kwh.
- Nếu chấp nhận tỷ lệ FIRR trên vốn chủ sở hữu là 12,22%, thì giá bán điện bình quân tại nhà máy là 628,0 đồng/kwh tương đương với 4,0cent/kwh.
- Nếu chấp nhận tỷ lệ FIRR trên vốn chủ sở hữu là 12,88%, thì giá bán điện bình quân tại nhà máy là 643,0 đồng/kwh tương đương với 4,1cent/kwh.
c) Hình thức bán điện theo điện năng mùa khô và mùa mưa
Điện năng của nhà máy được phân làm 2 mùa. Mùa mưa được tính từ tháng V đến tháng XI; mùa khô được tính từ tháng XII đến IV năm sau.
Trong phân tích tài chính đưa ra 3 phương án giá bán ứng với các mức lợi nhuận cho chủ đầu tư FIRR từ 11% đến 13%.
Bảng 1.1: Kết quả tính toán tài chính phương án bán điện theo mùa
TT Chỉ tiêu Đơn vị PA 1 PA 2 PA 3
1 Vốn đầu tư thuần Tỷ.đồng 122,972 122,972 122,972
2 Tổng đầu tư có IDC trước VAT Tỷ.đồng 128,620 128,620 128,620
3 Giá bán điện a. Mùa mưa Đ/KWh 549 533 520 b.Mùa khô Đ/KWh 706 690 680 4 Chỉ tiêu tài chính a Tính trên qđ của dự án FIRR % 12,00 11,62 11,33 Thv năm 15 16 17 tháng 7 9 8