CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG CHÍNH

Một phần của tài liệu NCKT công trình thuỷ điện ĐăkRu (Trang 109)

7.3.1. Công tác đào đất, đá

Khối lượng công tác chính về đào đất đá hở của toàn bộ công trình trong xây dựng công trình có khối lượng không lớn lắm và được thể hiện trong bảng tổng tiến độ thi công.

Biện pháp đào đất:

- Đất và đá phong hoá mạnh được đào bằng máy xúc Q = 1,25m5, kết hợp cùng máy ủi 110VC vun đất hỗ trợ. Vận chuyển bằng ô tô có trọng tải 10 - 12 tấn đưa ra bãi thải, bãi trữ với cự ly < 2km

- Đối với kênh dẫn nước, việc đào kênh cũng thực hiện bằng tổ hợp máy thi công như trên với sơ đồ đào dọc tuyến của máy đào. Tại những nơi không là đất trồng trọt thì đất được máy đào đổ trực tiếp về sườn dốc.

Công tác đào đá:

- Đá được đào bằng phương pháp khoan nổ mìn lỗ nông bằng khoan tay φ 38 – 42mm. đá được xúc bằng máy đào Q = 1,25m3 có sự hỗ trợ của máy ủi 110CV. Vận chuyển đá bằng ô tô 10-12tấnvề bãi trữ để tuyển chọn sử dụng. Cự ly vận chuyển khoảng 3km

- Công tác đào phần đáy móng được thực hiện bằng búa hơi M0 – 10T cậy dọn với chiều dày 30cm để đảm bảo an toàn cho nền móng

Các công tác khác như bạt mái, cậy dọn, vệ sinh hố móng được làm bằng thủ công.

Đường thi công đến hố móng có độ dốc tối đa là 12%, đường này sau được chuyển thành đường vận hành công trình từ nhà máy theo tuyến kênh lên đập dâng đầu mối

Quanh khu vực hố móng đập, nhà máy và kênh dẫn đều có hệ thống rãnh thu gom nước mặt tập trung về các hố ga và được bơm ra ngoài bằng máy bơm

7.3.2. Công tác đắp đất

Đập dâng được đắp bằng cơ giới với tổ hợp máy đào q = 1,25m3, ủi 110CV, lấy đất từ mỏ vận chuyển về nơi đắp bằng ô tô 10-12 tấn, san đất bằng máy san và đầm bằng đầm chân dê tải trọng 15tấn với lớp đầm 0,25m. Đối với những đoạn kênh đắp, công tác này được thực hiện bằng tổ hợp máy thi công trên cho đến khi đạt dung trọng thiết kế. Lưu ý trong quá trình đầm cần phải bảo đảm độ ẩm tối ưu của đất đắp W0, do đó khi thi công về mùa khô cần có biện pháp tưới ẩm trên mặt khối đắp.

Về công tác đắp trả thân công trình như bờ kênh, hai vai đập .v.v. công tác này chủ yếu được thực hiện bằng thủ công, đầm bằng đầm cóc hoặc đầm bàn với chiều dày lớp đất đầm từ 10 - 15cm cho tới khi đạt yêu cầu.

7.3.3. Công tác xây lát đá

Công tác xây đá chủ yếu được thực hiện ở kênh dẫn nước. đá xây được dùng là loại đá chẻ, xây bằng thủ công. Vữa được trộn bằng máy trộn di dộng, đá vận chuyển bằng xe ô tô đến vị trí xây bằng đường thi công dọc tuyến kênh.

7.3.4. Biện pháp thi công bê tông

Công tác bê tông được thực hiện ở đập tràn và đập dâng nước, bể áp lực, các mố néo và mố đỡ đường ống áp lực và nhà máy thuỷ điện.

Tại đập tràn và đập dâng. Bê tông được vận chuyển từ trạm trộn đến vị trí đổ bằng xe mix chuyên dùng, sau đó trút vữa vào ben bê tông 1m3 và dùng cần trục bánh lốp KC124 có chiều dài cần 10m, sức nâng 3 – 16 tấn đổ trực tiếp vào khối đổ Đối với bể áp lực, công tác đổ bê tông cũng được sự trợ giúp của cần trục KC4362 có tay cần 15m, đưa ben bê tông vào khối đổ. Các mố đỡ do có khối lượng nhỏ nên được làm bằng thủ công kết hợp với máy trộn di động được đưa đến gần khối đổ

Phần dưới nước của nhà máy thuỷ điện được đổ bằng cần trục KC 4362 kết hợp với bơm bê tông từ xe chuyên dụng vào những vị trí khó khăn.

Công tác san và đầm bằng thủ công với việc sử dụng đầm dùi và đầm bàn.

Công tác ván khuôn được dùng chủ yếu là vấn khuôn gỗ, kết hợp với một số ván khuôn thép, được chế tạo tại xưởng cốt thép và vận chuyển bằng ô tô tới hiện trường. Công tác lắp dựng là thủ công kết hợp với cần trục 10T

Công tác cốt thép: Cốt thép được gia công từ xưởng cốt thép theo đúng chủng loại và kích thước thiết kế quy định, vận chuyển đến hiện trường bằng ô tô, lắp dựng bằng thủ công với sự hỗ trợ của cần trục

7.3.5. Biện pháp lắp đặt thiết bị

Các thiết bị cơ khí thuỷ công như của van, lưới chắn rác, cũng như các chi tiết lắp đặt sẵn trong bê tông.. được thực hiện bằng cần trục KC 4362 kết hợp với thủ công.

Lắp đặt các thiết bị nhà máy (Tua bin, máy phát..) sử dụng cần trục bánh lốp kết hợp với cầu trục trong nhà máy.

Lắp đặt đường ống áp lực được tiến hành từ dưới lên, dùng cần trục KC4362 đi dọc tuyến ống, lắp đặt từng đoạn ống kết hợp với kích thuỷ lực để cân chỉnh vào vị trí hàn nối.

7.4. TỔ CHỨC XÂY DỰNG7.4.1. Tổ chức giao thông vận tải 7.4.1. Tổ chức giao thông vận tải

Sơ đồ vận chuyển ngoài công trường: Đường giao thông đến công trường chủ yếu là đường Quốc lộ 14 đi thành phố Hồ Chí Minh. Các thiết bị nặng như máy biến áp, máy phát, tua bin, đường ống thép và thiết bị cơ khí thuỷ công được vận chuyển theo tuyến đường này. Từ công trường đến Quốc lộ 14 đã có đường cấp phối với chiều dài 5,3km với chiều rộng mặt đường 6m, vì vậy không cần phải tu sửa lớn, mà chỉ cần gia cố một số chỗ là đảm bảo cho công tác vận chuyển đến công trường được dễ dàng. Các nguyên vật liệu khác như xi măng, sắt thép, xăng dầu.v .v. cũng được vận chuyển chủ yếu qua tuyến đường này

Giao thông trong công trường: Đường giao thông trong công trường được sử dụng là đường cấp IV, kết cấu mặt đường cấp phối với các thông số chính như sau: - Chiều rộng mặt đường: 4 m

- Chiều rộng lề đường: 0,5 m x 2 - Chiều rộng nền đường: 5 m - Độ dốc tối đa: 10%

- Tốc độ thiết kế: 20km/h

- Bán kính cong nằm tối thiểu: 15m - Tầm nhìn tối thiểu: 20m

Biện pháp thi công đường chủ yếu dùng máy ủi 110CV ủi sang bờ ta luy âm. Đối với các đoạn đường đi qua nền đất cứng thì nền đường không cần gia cố . Đối với

đoạn đường qua vùng đất yếu thì bóc bỏ hết lớp đất này bằng máy đào và vận chuyển ra bãi thải bằng ô tô, sau đó tiến hành đắp lại theo từng lớp được đầm bằng đầm cóc đến độ chặt k = 0,9 và rải lớp kết cấu mặt đường lên trên, tưới ẩm và lu lèn chặt

Dọc theo tuyến đường có rãnh thoát nước dọc có tiết diện hình thang với các thông số sau:

- Chiều rộng đáy B = 0,4m - Chiều sâu rãnh H = 0,4m - Độ dốc dọc i = 6%

7.4.2. Tổng mặt bằng thi công

Tổng mặt bằng công trình thuỷ điện Đăk’ Ru được quy hoạch trên cơ sở đặc điểm địa hình và bố trí các hạng mục công trình chính.

Với địa hình phân cách và toàn bộ công trình được trải dài trên tuyến khoảng 4km nên mặt bằng công trường được bố trí thành các cụm độc lập để thuận tiện cho công tác thi công từng hạng mục. Cụ thể bố trí như sau:

- Khu phụ trợ 1: Cách tuyến đầu mối khoảng 200m. Khu phụ trợ này phục vụ thi công đập tràn, đập dâng và cống lấy nước, cống xả cát. Khu phụ trợ này bao gồm: Trạm trộn bê tông cố định 15 m3/h, các xưởng cốp pha, cốt thép, cơ khí và nhà điều hành cùng lán trại cho công nhân. Diện tích chiếm đất khu này khoảng 0,5ha

- Khu phụ trợ số 2: Khu này được đặt gần vị trí nhà máy, phục vụ cho các công tác thi công tuyến năng lượng từ bể áp lực, đường ống, nhà máy và kênh xả và một phần đoạn kênh dẫn nước. Các công xưởng bao gồm trạm trộn bê tông năng suất 10m3/h, các xưởng gia công cốp pha, cốt thép, cơ khí và lán trại công nhân

- Khu phụ trợ số 3: đặt tại vị trí thi công đập suối Cọp trên tuyến kênh, phục vụ chủ yếu cho công tác thi công kênh dẫn nước và các công trình trên kênh. Khu bao gồm trạm trộn bê tông di dộng, năng suất 7-10m3/h, xưởng gia công thép, gỗ và lán trại cho công nhân.

Theo tính toán, diện tích các khu phụ trợ như sau:

Khu 1:

- Diện tích kho bãi: 2500m2

- Diện tích nhà ở tạm trên công trường: 500 m2

- Diện tích chiếm đất: 4500m2

- Diện tích kho bãi: 4500m2

- Diện tích nhà ở tạm trên công trường: 1000 m2

- Diện tích chiếm đất: 6500m2

Khu 3:

- Diện tích kho bãi: 1000m2

- Diện tích nhà ở tạm trên công trường: 500m2

- Diện tích chiếm đất: 1800m2

Quy hoạch bãi thải và bãi trữ. Các bãi thải và bãi trữ được bố trí cạnh các tuyến thi công, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế để không ảnh hưởng tới khu vực đất trồng trọt của dân và diện tích trồng rừng trong khu vực.

7.4.3. Cung cấp điện cho công trường

Điện cung cấp cho công trường bao gồm điện tiêu thụ của các máy thi công và điện sinh hoạt của cán bộ, công nhân thi công. Theo tính toán, tổng công suất điện cần dùng cho công trường là P = 250KW.

Nguồn cấp điện theo phương án sẽ xây dựng đường dây lấy từ mạng lưới quốc gia dọc trục đường 14 để kéo về khu phụ trợ số 1, và khu vực nhà máy. Đối với việc thi công kênh dẫn sẽ dùng trạm phát điezen di động, có công suất tương ứng cho công tác thi công tại các khu vực cần thiết.

Công suất cần bố trí cho các khu như sau: - Khu phụ trợ số 1: công suất tiêu thụ 100KW - Khu phụ trợ số 2: Công suất tiêu thụ 150KW

7.4.4. Cung cấp nước cho xây dựng

Nguồn nước dùng trong thi công và sinh hoạt chủ yếu được lấy từ suối Đăk’ Lấp. Nước được bơm lên các bể chứa xây bằng gạch và phân phối đến các hộ tiêu thụ bằng đường ống nhựa có van khoá và vòi hoàn chỉnh, sau khi đã sử lý nước để đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch cho sinh hoạt và sản suất( TCN 33-85 của Bộ xây dựng)

Các yêu cầu cung cấp nước cho các khu như sau:

- Khu 1: Lượng nước cần Q1 = 15,05l/s, sử dụng máy bơm Q = 60 m3 /h - Khu 2: Lượng nước cần Q2 = 25,05l/s sử dụng máy bơm Q = 100 m3 /h - Khu 3: Lượng nước cần Q3 = 10 l/s, sử dụng máy bơm Q = 40 m3 /h

Các máy bơm trên phải có cột nước bơm 20 - 30m và có 1 máy dự trữ kèm theo.

Từ đặc điểm bố trí các hạng mục công trình và điều kiện thi công, tiến độ thi công công trình được thực hiện trong 16 tháng, không kể thời gian chuẩn bị công trường, theo tiến trình như sau:

- Công tác chuẩn bị công trường tiến hành trong thời gian 4 tháng, bao gồm các công việc:

+ Chuẩn bị mặt bằng cho khu vực lán trại và BQL dự án

+ Mở đường vận chuyển nguyên vật liệu và thiết bị vào khu vực nhà máy + Cấp điện cho công trường

- Giai đoạn thi công công trình chính được thực hiện trong 16 tháng, bắt đầu kể từ tháng 2 năm 2005. Lấp suối vào tháng 3/2006

- Chạy thử và phát điện vào tháng 7/2006. kết thúc quá trình xây dựng và bàn giao vào tháng 8 năm 2006

7.5. BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG THI CÔNG7.5.1. Các quy tắc an toàn cơ bản trên công trường 7.5.1. Các quy tắc an toàn cơ bản trên công trường

Trong quá trình thi công cần tuân thủ các quy trình quy phạm, tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn lao động, an toàn về phòng chống cháy nổ, an toàn về sử dụng điện, môi trường và vệ sinh thực phẩm. Trước hết là quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-91

Trên công trường phải có một tổ chức chuyên trách về an toàn . Nhiệm vụ của tổ chức này là đề xuất các biện pháp bảo đảm an toàn đồng thời kiểm tra theo dõi về việc thực hiện an toàn lao động trong khi thực hiện các dạng công tác. Thường xuyên tổ chức phổ biến và huấn luyện cho cán bộ và công nhân về an toàn trong xây dựng

Cán bộ, công nhân trên công trường phải được kiểm tra về sức khoẻ, được trang bị đủ thiết bị bảo hộ

Tại khu vực thi công phải có các biển cảnh báo cho mọi người, đặc biệt chú trọng đến các công tác nguy hiểm như khoan nổ mìn, các khu vực có thiết bị điện đang hoạt động

Các biện pháp an toàn cũng phải được tuân thủ theo các điều kiện thi công như sau:

- Khoảng cách an toàn của các máy thi công khi hoạt động gần mái dốc - Khu vực an toàn khi cần trục hoạt động

- Khoảng cách an toàn khi thi công bằng máy đào đối với người và xe máy - Khoảng cách an toàn về công tác khoan nổ mìn

- Tuân thủ các quy định về sử dụng thiết bị điện

7.5.2. Tổ chức quản lý an toàn trên công trường

Do công trường có nhiều dạng công tác thi công khác nhau với nhiều chủng loại thiết bị, vì vậy Ban quản lý phải có bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh lao động

Tất cả các cán bộ, chuyên viên, công nhân tham gia xây dựng công trình phải thường xuyên học các kiến thức về an toàn lao động nói chung và về công việc chuyên môn của mình để có thể hiểu và nắm vững công tác an toàn lao động.

CHƯƠNG 8: TỔNG DỰ TOÁN

8.1. CƠ SỞ LẬP TỔNG DỰ TOÁN8.1.1. Khối lượng và biện pháp thi công 8.1.1. Khối lượng và biện pháp thi công

Căn cứ hồ sơ TKKT Dự án thủy điện ĐăkRu huyện Đăk' Rlp tỉnh Đăk Nông do Công ty tư vấn Đại học Xây Dựng lập tháng 8 năm 2005.

8.1.2. Thông tư

“Thông tư số 03/2005/TT-BXD về hướng dẫn thay đổi tiền lương theo nghị định 205/2004/NĐ-CP có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/10/2004”;

“Thông tư số 04/2005/TT-BXD về hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư thay cho thông tư số 09/2000/TT-BXD và thông tư số 07/2002/TT-BXD”;

“Thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xây dựng ca máy và thiết bị thi công”.

8.1.3. Định mức

“Định mức dự toán trong xây dựng cơ bản” (Ban hành kèm theo Quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD ngày 25/11/1998 của Bộ trưởng Bộ xây dựng).

“Định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng” (Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2001/QĐ-BXD ngày 20/7/2001 của Bộ trưởng Bộ xây dựng).

"Định mức chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng" (Ban hành kèm theo quyết định số 15/2001/QĐ-BXD ngày 20/07/2001 của bộ trưởng Bộ Xây Dựng)

"Định mức dự toán xây dựng cơ bản số 05/2005/QĐ-BXD ngày 24/01/2005 của Bộ Xây Dựng »

8.1.4. Quyết định

Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD về « Định mức chi phí Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình » ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng

Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD về « Định mức chi phí lập dự án về thiết kế xây dựng công trình » ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng

Quyết định số 89/2000/QĐ-BVGCP về quy định cước vận tải hàng hoá bằng ô tô ngày 13/11/2000 của Ban Vật giá chính phủ

Quyết định số 275/QĐ-CTĐB về phân cấp đường bộ ngày 20/02/2002 của Bộ

Một phần của tài liệu NCKT công trình thuỷ điện ĐăkRu (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w