Lưới khống chế độ cao

Một phần của tài liệu NCKT công trình thuỷ điện ĐăkRu (Trang 31)

Lưới khống chế độ cao cơ sở được bố trí trùng với lưới trắc địa cơ sở, các mốc MT0 đến MTA và hệ thống lưới cao độ theo tuyến công trình từ đầu mối đến nhà máy thủy điện.

Cao độ sử dụng trong đo cao được dẫn từ mốc cao độ giả định ban đầu là điểm xuất phát của lưới (MT0) với cao độ tại mốc là: 406.552m từ đó phát triển đi các điểm lưới khống chế và các mốc cao độ của công trình.

Máy sử dụng đo độ cao là máy thuỷ chuẩn Ni Kon nhật bản có độ phóng đại 20x kết hợp với mia hai mặt đỏ và đen.

- Phương pháp đo : đường chuyền độ cao kỹ thuật được đo một chiều, Mia phải đặt trên đế mia hoặc cọc đóng xuống đất, chênh cao đọc theo chỉ giữa của ống kính đến mm, khoảng cách đọc trực tiếp trên mia đến mét.

- Quy trình đo: Đo vòng khép kín từ điểm xuất phát đi các mốc khép về điểm ban đầu sau đó đo truyền tiếp theo vìng kín, đo đạc xong tiến hành bình sai cao độ từng vòng kín để tính ra cao độ các điểm mốc.

Bảng 1.1: BẢNG KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CAO ĐỘ MỐC THỦY CHUẨN

TÊN MỐC CAO ĐỘ ĐO ĐẠC

Thủy chuẩn(m) Lưới khống chế MT0 406.552 MT1 400.241 MT2 399.209 MT3 418.861 MT4 413.383 MT5 404.213 MT5A 403.399 MT15 410.830 MT7A 416.432 MT8 416.610 MT8B 353.706 MT8C 304.798 MT8D 389.156 MT8A 404.705

MT7 372.238 MT6 378.365 MT6A 377.959 MT6B 404.130 MT6C 408.314 MTA 412.739 Mốc dọc tuyến MỐC1 375.636 MỐC1A 374.664 MCĐ1 394.160 MCĐ2 405.252 MCĐ3 409.299 MCĐ4 375.631 MCĐ5 333.987 MCĐ6 333.342 MCĐ6A 321.486 MCĐ4A 389.156 MCĐ(TT'6) 299.734 MCĐ(bờ suối phải) 298.385 MCĐ8 396.821 MCĐ9 411.890 MCĐ10 409.019 MCĐ11 397.014 MỐC12A 391.524 MỐC14A 383.116 MỐC13 408.563 MỐC15 395.631 2.2.4. Lưới khống chế đo vẽ 1) Lưới khống chế đo vẽ mặt phẳng

Được phát triển từ lưới khống chế trắc địa cơ sở (MT0-:-MTA)

Dùng máy trắc địa SOKIA sai số 3" để lập lưới khống chế đo vẽ mặt phẳng.

2) Lưới khống chế đo vẽ độ cao

Được phát triển Từ (các mốc TM0 đến MTA) .

Phương pháp đo : dùng máy thuỷ chuẩn Ni kon kết hợp mia nhôm 3 mét hai mặt đỏ đen .

1) Tỷ lệ bình đồ và khoảng cao đều cơ bản

Tỷ lệ bản đồ và khoảng cao đều: Theo đề cương khảo sát đo vẽ bản đồ tuyến công trình để phục vụ thiết kế kỹ thuật thi công.

Căn cứ nhiệm vụ khảo sát theo yêu cầu của chủ nhiệm công trình, trên cơ sở Quy phạm tiêu chuẩn ngành số 14TCN-116-1999 ban hành kèm theo quyết định số -184/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/01/1999 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT v/v ban hành tiêu chuẩn ngành, kèm theo quyết định số : 184/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/01/1999 tiêu chuẩn ngành ‘Thành phần nội dung và khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án thiết kế công trình thủy lợi”; Quy phạm đo vẽ bản đồ 96 TCN 43-90 chọn khoảng cao đều cơ bản như sau :

- Bình đồ tỷ lệ 1/1000: khoảng cao đều 2m - Quy định mép biên:

+ Các mảnh bản đồ được đánh số thứ tự, các mép biên được tiếp xúc chờm lên nhau mỗi bên 3cm toàn bộ nội dung đã thể hiện.

+ Độ chính xác đường bình đồ có cùng độ cao nằm trong phạm vi 2/3 khoảng cao đều cơ bản.

2) Yêu cầu về nội dung của bình đồ( đồ cần hiển thị)

Theo nhiệm vụ đề ra đo vẽ bình đồ phục vụ công tác thiết kế kỹ thuật thi công công trình. Khoảng cao đều 2m được biểu thị địa hình và địa vật trong khu vực đo gồm: đường giao thông chính, đường mòn, nhà cửa, nhà tạm, vườn cây lâu năm, cây hàng năm, ao hồ, đường dây điện trong khu vực.

Phuơng pháp đo: dùng máy toàn đạc Ni kon đo vị trí và cao độ các địa vật để đưa lên bảng vẽ.

3) Đo vẽ chi tiết địa hình

Đo vẽ chi tiết địa hình được phát triển từ các điểm lưới đo vẽ chi tiết, các điểm mia được đặt tại các vị trí địa hình đặc trưng, mật độ điểm mia của bình đô tỉ lệ 1/1000 theo quy phạm. Số lệu đo vẽ chi tiết được tính toán vẽ trên phần mềm TOPO thể hiện trên bản vẽ chi tiết.

2.2.6. Đo vẽ các mặt cắt tuyến công trình

Các mặt cắt dọc, ngang tuyến công trình bao gồm: Tuyến đầu mối, tuyến năng lượng và tuyến kênh thủy điện.

Phương pháp thực hiện đo mặt cắt: dùng mát toàn đạc điện tử đo theo tuyến công trình sau đó dùng máy thủy chuẩn đo cao độ các điểm đặt máy. Kết quả đo đạc được tính toán và thể hiện trên phần mềm đo đạc TOPO.

2.2.7. Kết luận

Sau một quá trình khảo sát đo đạc tại hiện trường, công tác nội nghiệp trong phòng về công tác khảo sát địa hình của công trình Thủy điện Đăk Ru huyện ĐăkRLấp tỉnh Đăk nông đã được thể hiện trên bản vẽ. Số liệu đo đạc, thể hiện trong báo cáo kết quả khảo sát địa hình hoàn toàn đạt độ chính xác theo yêu cầu sử dụng thiết kế kỹ thuật – thi công công trình.

2.3. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT

2.3.1. Nội dung công tác khảo sát địa chất

- Lộ trình khảo sát: địa chất thủy văn– địa chất công trình tổng hợp các tuyến thủy điện Đak Ru dài 4 km.

- Khảo sát địa chất công trình: theo các tuyến hạng mụccông trình đầu mối, tuyến kênh dẫn, tuyến năng lượng và điạ chất nền móng khu nhà máy Thủy điện.

- Lấy và phân tích các mẫu: cơ lý, mẫu đất nguyên dạng, mẫu đá

- Tổng hợp tài liệu lập :“ Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình với các mặt cắt địa chất công trình theo các tuyến với nội dung chính như sau:

2.3.2. Cấu trúc địa chất

Về tổng thể cấu trúc địa chất vùng công tác thuộc đới uốn nếp Mezozôn Đà Lạt có nền móng là trầm tính biển sa diệp thạch chuỗi Jura trung hệ tầng La Ngà (J2ln) có phương cấu tạo ĐB – TN (phương vị 2300) cắm dốc về phía tây bắc với góc dốc 30-400, dày 2.000m bị xuyên cắt bởi xâm nhập granodiorít phức hệ Định Quán tuổi JuRa thượng (δ δ J3 đq) và tầng phủ Kaiwjoi bao gồm: Phun trào bazan hệ tầng Đại Nga (3N2ln) dày 50-100m về bồi tích sông suối (aQ) dày 2-10m và vỏ phong hóa deluvi – eluvi bở rời đệ tứ (2dQ) dày 1-12m. Đối tượng nghiên cứu địa chất công trình ở đây là toàn bộ các phân vị địa tầng có liên quan đến công trình xây dựng thủy điện Đak Ru.

2.3.3. Địa tầng

- Hệ Zura, thống giữa, hệ tầng La Ngà (J2ln): Trầm tích biển xa diệp thạch hệ tầng được phát hiện và mô tả lần đầu năm 1983 bởi LĐĐC 6 trên cơ sở trầm tích chứa hóa thạch Jura giữa tại bờ sông La Ngà tỉnh Đồng Nai.

- Trong phạm vi vùng công tác các thành tạo tích của hệ tầng là nền móng chủ yếu là đá bột kết màu xám đen lộ ra tại đáy lòng sông ĐăkR’lấp khu vực nhà máy và tuyến áp lực từ độ cao 297m – 490m trừ phần thượng lưu lộ ra đá granodiorit (cát kết) và phần lớn các ngọn đồi địa hình dương hai bờ sông bị

phủ bởi bazan hệ tầng Đại Nga (3N2ln). Các trầm tích này có phương cấu tạo ĐB – TN (2300) cắm dốc về phíaTây Bắc với góc dốc 30-400.

- Mặt cắt của địa chất hệ tầng đoạn hạ lưu từ khu vực nhà máy đến giáp ranh giới đoạn thượng lưu chủ yếu là cát kết thạch anh màu xám trắng bị biến chất dạng dày 500m.

2.3.4. Các đứt gãy phá huỷ kiến tạo và hệ thống khe nứt kiến tạo

1) Đứt gãy phá huỷ kiến tạo

Trong phạm vi các tuyến khảo sát ĐCCT đặc biệt là tuyến đập dâng không phát hiện được các đứt gãy phá huỷ kiến tạo, các đới dập vỡ cà nát.

2) Các hệ thống khe nứt kiến tạo

Trên các tuyến khảo sát Địa chất công trình phần lớn bao phủ dưới lớp vỏ phong hoá bở rời dày 2-10m nên việc khảo sát khe nứt thực hiện được tại tuyến đập dâng, tuyến nhà máy thuộc đáy lòng sông ĐăkR’lấp. Tại tuyến đập dâng gặp đá gốc cát kết granodiorit phức hệ Định Quán có hai hệ thống khe nứt kiến tạo: Hệ thống khe nứt chính lợi mật độ 3-4 khe nứt/10m có phương vị TN – ĐB (400) cắm dốc 85-900 về phía TB và hệ thống khe nứt phụ với mật độ 1-2 khe nứt/10m có phương vị TB - ĐN (1250) cắm dốc 700 về phía ĐB. Toàn bộ các khe nứt này là khe nứt kiến tạo không thấm và chứa nước.

2.3.5. Nước dưới đất

Trên cơ sở tài liệu địa chất tài liệu khảo sát ĐCTV thực địa các phức hệ chứa nước trong vùng khảo sát có thể chia thành 3 phức hệ chứa nước chính trong đó lớp vỏ phủ phong hoá sườn tàn tích đệ tứ (edQ) bở rời vì chiều dày quá mỏng (1-8m) nên được gộp vào phức hệ chứa nước của đá gốc từ bờ đến phía trên gồm:

1) Phức hệ chứa nước trong hố rỗng, khe nứt hỡ các thành tạo phun trào Bazan hệ tầng Đại Nga.

Phân bố tại khu vực vai trái tuyến đập dâng và đoạn đầu (0-500m) tuyến kênh dẫn từ độ cao 390m – 404m với mặt cắt địa chất từ trên xuống gồm:

- Lớp 1: Bazan phong hoá triệt để thành đất đỏ á sét bột dày 0.5-3m dạng sườn. Bở rời đệ tứ phần trên (edQ2) gồm: Sét 20%, bột 40%, cát 30% và dăm sạn laterit 10% thấm nước tốt.

- Lớp 2: Bazan phong hoá dở dang dạng cần bóc vỏ màu xám dạng trầm tích dày 1-2m(edQ2) gồm: Sét, bột, cát khoảng 60% là phần vỏ cầu màu xám, bở rời, nhân cần là đá Bazan màu xám đen cứng chắc 10 - 30m khoảng 40%, đá bán phong hoá, bám cứng, nứt nẻ, chứa nước tốt. Mực nước tĩnh ở độ sâu 6-

8m. Đây là lớp chứa nước trong lớp vỏ phong hoá bazan mà dân địa phương thường đào lấy nước sinh hoạt với lưu lượng không đáng kể Q=1-2 m3/ngày. - Lớp 3: Đá gốc bazan đặc sít xen kẹp lỗ hỏng màu xám đen: Đá cứng chắc ít

nứt nẻ, ít chứa nước và đây chính là cách nước bên dưới của lớp chứa nước bên trên(lớp 2). Chiều dày của lớp từ 2m ven rìa (chân đồi) đến 10m đỉnh đồi. Tổng chiều dày của phức hệ từ 6-15m. Mức độ chứa nước của phức hệ không đồng nhất và phụ thuộc vào chiều dày của lớp bazan bán phong hoá (lớp 2) và mứt độ nứt nẻ của lớp đá gốc (lớp 3). Tại những vị trí có chiều dày lớp bazan bán phong hoá lớn (lớp 2) và đá gốc (lớp 3) nứt nẻ thì mức độ chứa nước tốt và ngược lại. Tại khu vực khảo sát mức độ chứa nước là rất kém và không ảnh hưởng đến điều kiện ĐCCT. Nguồn cung cấp chính của phức hệ là nước mưa ít liên quan đến nước mặt ( do địa hình cao hơn mực mốc suối và thoát ra cạnh chân đồi dọc theo bờ suối với lưu lượng không đáng kể. Chất lượng nước ngầm là rất tốt cho sinh hoạt ăn uống thuộc loại nước nhạt trung tính không ăn mòn bê tông.

2) Phức hệ chứa nước trong khe nứt kiến tạo và hố trống các thành tạo thầm tích biển cát kết chuỗi Jura trung & hệ tầng la ngà( J2ln)

Phân bố tại phần giữa tuyến kênh với mặt cắt địa chất điển hình từ trên xuống gồm:

- Lớp 1: Lớp phủ vỏ phong hoá eluvi – deluvi đệ tứ (edQ) bở rời á sét màu xám nâu dày 0.5-3m gồm: Sét 30%, bột 20%, cát 30%, dăm sạn 20%, đất bở rời dễ sập hở, thấm nước tốt.

- Lớp 2: Cát kết (Granodiorit )phong hoá màu xám trắng, nâu đỏ dày 0.5-4m:đá đã phong hoá kết cấu bở rời, thấm nước tốt, chiều dày mỏng lại phân bố trên sườn đồi dốc 30-400 nên nước ngầm thoát hết ra suối và không có nước ngầm. - Lớp 3: Cát kết (Granodiorit )bán phong hoá dạng cầu bóc vỏ nhân câu là đá

(Granodiorit ) cứng chắc xám trắng, vỏ cầu là đất cát,kết cấu bở rời , chiều dày lớp này dày 5-10m phân bố trên sườn đồi dốc 30-400 nên nước ngầm thoát hết ra suối và không có nước ngầm.

- Lớp 4: Cát kết (Granodiorit ) rất cứng chắc, ít nứt nẻ, không chứa nước dày hàng trăm mét. Tổng chiều dày của phức hệ là hàng trăm mét nhưng lớp chứa nước (lớp 2) quá mỏng nên toàn bộ phức là không chứa nước.

Phân bố tại phần cuối tuyến kênh đến tuyến nhà máy với mặt cắt địa chất điển hình từ trên xuống gồm:

- Lớp 1c: Lớp phủ vỏ phong hoá eluvi – deluvi đệ tứ (edQ) bở rời á sét màu xám nâu dày 0.5-3m gồm: Sét 30%, bột 20%, cát 30%, dăm sạn 20%, đất bở rời dễ sập hở, thấm nước tốt.

- Lớp 2b: bột kết phong hoá màu nâu đỏ dày 1-11m: lẫn đá cục nhỏ kết cấu chặt, thấm nước tốt, chiều dày mỏng lại phân bố trên sườn đồi dốc 30-400 nên nước ngầm thoát hết ra suối và không có nước ngầm.

- Lớp 3b: Đá bột kết bán phong hoá dạng viả ,kết cấu chặt , chiều dày lớp này dày 2-7m phân bố trên sườn đồi dốc 30-400 khu vực đường ống áp lực tầng này không chứa nước.

- Lớp 4b: Đá bột kết cứng trắc màu xám đen cách nước tốt.

2.3.6. Các hiện tượng địa chất vật lý bất lợi

Trên cơ sở tài liệu khí tượng thuỷ văn, địa hình địa mạo, cấu trúc địa chất và đặc điểm địa chất thủy văn nhìn chung các tuyến khảo sát địa chất công trình ít có các yếu tố địa chất vật lý bất lợi có thể xảy ra. Tuy nhiên khi xây dựng công trình cần lưu ý một điểm sau:

1) Hiện tượng phong hoá vật lý và hoá học

Do điều kiện khu có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh cao trên 100c, mùa khô nhiệt độ cao, độ ẩm thấp còn mùa mưa nhiệt độ cao độ ẩm cao làm tăng cường hiện tượng ô xy hóa kim loại và độ co giãn lớn phá huỷ công trình.

2) Các hiện tượng lũ lụt lở đất

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 tập trung vào các tháng 6,7,8,9 lượng mưa lớn (2.000-3.000 mm) nên dòng sông ĐăkR’lấp thường xảy ra lũ lụt mực nước dâng cao 3-4 m so với bình thường gây tác động xấu đến các công trình xây dựng đặc biệt là tuyến đập dâng và tràn xả lũ. Ngoài ra tại các sườn đồi đất đỏ bazan lẫn đá dăm từ độ cao 410-540 m với sườn dốc 30-400 về mùa mưa lớp phủ vỏ phoang hoá này bảo hoà nuớc với chiều dày lớn (5-10 m) đã và sẽ có hiện tượng lỡ đất. Về mùa mưa lớp đất phủ bở rời bão hoà nước ảnh hưởng xấu đến sức chịu tải của đất gãy sụt hoá công trình.

3) Khả năng phát sinh động đất trong khu vực xây dựng

Là không xảy ra vì nằm xa các vành đai động đất – Tân kiến tạo như đai địa trung hải và đai thái bình dương.

2.3.7. Vật liệu xây dựng thiên nhiên

Công trình thuỷ điện Đăk Ru dự kiến xây dựng với các hạng mục sau:

Đập dâng bằng đá xây, Đập phụ (trên tuyến kênh) đắp bằng đất mềm dính ( á sét) tại chỗ, đập tràn bằng bê tông cốt thép, kênh dẫn nước bằng bê tông cốt thép, hệ thống thoát nước ngang tuyến kênh bằnh BTCT, bể áp lực bằng bê tông cốt thép...

Vật liệu xây dựng thiên nhiên yêu cầu gồm: Đất mềm dính, á sét, á cát để đắp đập dâng, đá chẻ, đá dăm các loại và đá xây dựng, cát...

1) Vật liệu đắp đất

a) Dùng để đắp đập phụ (suối DakCop)

- Nguồn gốc lớp phủ vỏ phong hoá triệt để bazan đất đỏ á sét bột dày 2-4m. - Vị trí: Đồi bazan đất đỏ khu vực gần suối Dakcop phía bên trái kênh thủy điện

cao trình 415-450 m cự ly <1000 m.

Thành phần vật chất và tính cơ lý của loại đất này gồm:

- Sạn sỏi > 2 mm 3.26-7,28%, cát (0,05 – 2 mm) 31,27-33,05%, bột (0,005 – 0,05 mm) 35,84-41,02% và sét (< 0,005 mm ) 24,29-26,27%.

- Hạn độ ACTECPE WTN: 50,48-52,63%, Wp=36,23-40,66%, Wn=111,97- 14,25%.

- Đầm nệm tiêu chuẩn ứng với độ ẩm tự nhiên WTN=27,46%-28,11; γcmax =1,42 – 1,503 g/cm3.

- Tỷ trọng ∆ =2,71 – 2,72g/cm3, độ rỗng n= 47,471-47,506%,

Một phần của tài liệu NCKT công trình thuỷ điện ĐăkRu (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w