6.6.1. Hệ thống chiếu sáng trong các nhà máy
Độ dọi tính toán tại tất cả các khu vực của công trình sẽ được lấy phù hợp với tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành.
Bên trong nhà mỗi máy được trang bị một hệ thống chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố.
Chiếu sáng trong nhà máy: Chiếu sáng bình thường trong nhà máy sử dụng các đèn chiếu sâu công suất 250W để chiếu sáng gian máy chính. Các phòng bố trí tủ bảng điện, phòng điều khiển, phòng làm việc sử dụng các đèn huỳnh quang có chụp tán xạ. Phòng acquy sử dụng loại đèn chống nổ (IP65). Các gian ẩm thấp sử dụng đèn có chao chống ẩm(IP54).
Ngoài chiếu sáng bình thường còn bố trí các đèn chiếu sáng sự cố bằng nguồn điện một chiều tại các vị trí thích hợp để đảm bảo duy trì sản xuất và vận hành an toàn. Hệ thống chiếu sáng sự cố được đưa vào làm việc tự động mỗi khi mất điện xoay chiều. Hệ thống này sử dụng các đèn bóng compact 26W có tuổi thọ cao, độ tin cậy cao và tiết kiệm điện.
Độ rọi chiếu sáng được tuân theo các tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành. Cụ thể như sau:
- Phòng điều khiển trung tâm 300 lux
- Phòng phân phối điện áp 6.3 KV 150 lux
- Phòng ắc quy 100 lux
- Gian lắp máy 250 lux
- Gian máy chính (tuốc bin, máy phát điện ) 250 lux
- Các phòng trực, sinh hoạt 100 lux
- Chiếu sáng ngoài trời trạm 22 KV 20 lux
- Chiếu sáng bảo vệ 10 lux
- Chiếu sáng sự cố 30 lux
Chiếu sáng bên ngoài nhà máy: Chiếu sáng bên ngoài nhà máy gồm chiếu sáng trạm phân phối điện 22KV, chiếu sáng bảo vệ khu vực nhà máy, đập tràn, cửa nhận nước v.v... Để chiếu sáng cho các đối tượng trên, sử dụng các đèn hơi natri cao áp ánh sáng vàng lắp trên các cột thép có độ cao 9 mét. Hệ thống chiếu sáng ngoài trời được đóng cắt tự động bằng rơ le quang điện.
6.6.2. Hệ thống chống sét
Chống sét đánh trực tiếp vào nhà máy sử dụng hệ thống kim và lưới thu sét bằng thép tròn mạ kẽm loại 1,2m CT3 lắp trên máy nhà máy. Chống sét cho trạm phân phối 22KV sử dụng hệ thống kim thu sét lắp đặt độc lập trên 2 cột có độ cao 15m. Mỗi kim thu sét được nối tới mạch vòng nối đất bằng hai dây dẫn sét. .
6.6.3. Hệ thống nối đất
Hệ thống nối đất cho công trình bao gồm nối đất an toàn và nối đất chống sét. Hệ thống nối đất được cấu tạo theo hình thức nối đất tự nhiên kết hợp với nối đất nhân tạo.
Hệ thống nối đất an toàn và nối đất chống sét cho công trình được nối chung cùng một hệ thống với điều kiện đảm bảo điện trở nối đất đẳng trị toàn hệ thống RΣ ≤ 1Ω. Nối đất cho công trình được chia làm hai khu vực: Nối đất khu vực nhà máy và nối đất trạm phân phối 22KV hai hệ thống này được liên kết với nhau bằng hai dây nối đất 40x5mm2.
Nối đất khu vực nhà máy sử dụng hình thức nối đất tự nhiên bao gồm toàn bộ hệ thống bố trí cốt thép hố móng nhà máy (có liên kết với cốt thép các phần khác). Ngoài ra còn có một lưới nối đất nhân tạo là một hệ thống lưới thép 40x5mm2 rộng 35x15m với kích thước các ô lưới là 5x5m. Từ lưới nối đất này, cốt thép bản đáy được hàn với cốt thép móng nhà máy, cốt thép các cột dẫn lên các sàn và các tầng nhà máy, tại đây cốt thép cột sẽ được hàn gắn với các tấm thép đặt sẵn để nối tới các dây nối đất bằng thép dẹt mạ kẽm 40x5 đấu nối vào vỏ hệ thống thiết bị toàn công trình. Lưới nối đất này được nối với cả đường ống áp lực của nhà máy làm nối đất tự nhiên.
Nối đất trạm phân phối điện 22KV thực hiện bằng hệ thống nối đất nhân tạo bao gồm một lưới nối đất bằng thép 40x5mm2 rộng 35x20m kích thước các ô lưới 5x5m các mối liên kết được gắn bằng phương pháp hàn điện toàn bộ lưới nối đất được chôn ở độ sâu 0.8 mét so với nền trạm Toàn bộ các móng trụ đỡ, móng cột trong trạm đều phải được nối tới lưới nối đất bằng ít nhất hai đường. Lưới nối đất ở trạm phân phối được nối vớ lưới nối đất nhà máy bằng hai dây thép 40x5mm2 chôn dưới đất cũng ở độ sâu 0,8m.
Lưới nối đất ở nhà máy cùng với lưới nối đất ở trạm phân phối tạo thành hệ thống nối đất chung toàn nhà máy.
6.7. HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
Thông tin liên lạc trong nhà máy:
Để giải quyết thông tin liên lạc, điều độ sản xuất trong nhà máy và kết nối với mạng điện thoại địa phương, dự kiến bố trí một tổng đài tự động là loại đóng ngắt điện tử dung lượng 32 số với cấu trúc dạng mô đun được đặt tại phòng trung tâm nhà máy.
Các máy điện thoại là loại nút ấn đặt trên bàn hoặc treo trên tường và được lắp đặt tại các vị trí sau:
- Phòng điều khiển trung tâm - Gian máy chính
- Phòng kỹ sư, trưởng ca trực - Gian lắp máy
- Gian thiết bị 6.30KV - Cổng bảo vệ
- Đập tràn
- Cửa nhận nước - Bể áp lực
- Trạm phân phối điện 22KV - Các phòng công nghệ khác v.v... - Nhà hành chính
Thông tin liên lạc ngoài nhà máy:
Trước mắt để liên lạc, điều độ sản xuất, trao đổi tín hiệu, dữ liệu và bảo vệ với điện lực Đắc nông và giữa nhà máy với các cơ quan chức năng địa phương v.v.. , mạng điện thoại của nhà máy được sử dụng và kết nối với mạng điện thoại tự động của ngành Bưu chính viễn thông. Hệ thống đàm thoại được thực hiện bằng cách gọi tự động trực tiếp đến hoặc từ trung tâm điều độ, từ bất cứ điện thoại nào trong mạng qua tổng đài chuyển đổi tự động và được thiết kế để kết hợp được hoàn toàn với các hệ thống sẵn có.
Các giải pháp kỹ thuật cụ thể cho hệ thống này sẽ được giải quyết trong hồ sơ thiết kế chuyên ngành.
6.8. HỆ HỐNG KÍCH THÍCH MÁY PHÁT
Hệ thống kích thích máy phát điện được trang bị là hệ thống kích thích tĩnh Thyristor có điều chỉnh. Nguồn cung cấp của hệ thống kích thích là các máy biến áp chỉnh lưu có phía điện áp cao được đấu với các đầu ra chính 6,3kV của máy phát điện. Kích thích ban đầu có nguồn cung cấp được lấy từ hệ thống ác quy 220V DC.
Hệ thống kích thích được trang bị hợp bộ và trọn bộ với máy phát điện, có dự trữ đầy đủ và được tự động đưa vào làm việc để loại trừ khả năng mất kích thích của máy phát điện khi có hư hỏng, sai sót trong các mạch điều khiển.
Hệ thống kích thích phải bảo đảm được cho máy phát điện, nhà máy và bản thân chúng làm việc an toàn, ổn định và bền vững trong mọi chế độ vận hành, đồng thời phải bảo đảm thực hiện được các nhiệm vụ:
- Tự động diệt từ trường của máy phát điện. - Tự động điều chỉnh dòng điện kích thích.
Tự động điều chỉnh công suất tác dụng, công suất vô công và điện áp ở các cấp của nhà máy
Bảng 1.1: Khối lượng thiết bị vật liệu
S.T.T Tên thiết bị Thông số kỹ thuật Đơn vị Số lượng Trọng lượng Ghi chú Đ.V T.B 1 2 3 4 5 6 7 8 I. Máy biến áp: 1 Máy biến áp chính 3 pha 2 dây quấn
Sđm=3200KVA, 22±2x2.5%/6.3 KV Cái 3 2 Máy biến áp tự dùng kiểu khô Sđm=250KVA, 6.3±2x2.5%/0.4 KV Cái 1 3 Máy biến áp tự dùng 3 pha 2 dây quấn. Sđm=250KVA, 22±2x2.5%/0.4 KV Cái 1 1 Máy cắt điện SF6 3 pha 22kV-630A Bộ 4 2 Dao cách ly 3 pha
có 2 lưỡi tiếp đất 22KV, 630A Bộ 2
3 Dao cách ly 3 pha
có 1 lưỡi tiếp đất 22KV, 630A Bộ 3
4 Chống sét van 22KV Bộ 4
5 Máy biến điện áp 22/√3;0.1/√3;
0.1/√3KV Bộ 1
6 Máy biến điện áp 22/√3;0.1/√3;
0.1/3KV Bộ 1 7 Máy biến dòng điện 22KV-75/5/5/5A Bộ 3 8 Máy biến dòng điện 22KV- 300/5/5/5A Bộ 1 9 Chuỗi sứ có 5 bát. ΠC70 hoặc U-70BS Chuỗi 9 Hoặc tương đương 10 Dây dẫn AC -70/11 km 0.15
11 Phụ kiện đấu dây Cho dây
12 Bê tông cốt thép M200 Lô 13 Kết cấu kim loại
trạm 22KV CT3 HT 1
III. Thiết bị phân phối điện áp máy phát
1 Hệ thống tủ phân phối trọn bộ 6.3 KV kèm thiết bị: - Cho mạch máy biến áp chính
- Cho thiết bị đầu ra máy phát điện (dao cách ly, dao nối đất, máy biến dòng, máy biến điện áp, chống sét van, …)
- Cho thiết bị đầu vào máy biến áp tự dùng (cầu dao, cầu chì ) và máy biến áp kích từ
6.3kV-630A HT 3
IV. Thiết bị điều khiển đo lường bảo vệ rơ le và tự dùng điện
1 Dẫy tủ tự dùng
xoay chiều. 400VAC, 300A HT 1
2 Dẫy tủ tự dùng 220VDC 220VDC HT 1 3 ắc quy Axít chì loại kín + Thiết bị nạp và phụ nạp ắcquy 220VDC - 260Ah HT 1
4 Dẫy tủ điều khiển
tại chỗ tổ máy HT 3
5 Hệ thống máy
tính, tủ điều khiển, BVRL.. tại
phòng điều khiển trung tâm. 6 Các tủ điều khiển tại chỗ hệ thống thiết bị phụ HT 1 7 Thiết bị chiếu sáng bao gồm tủ treo tường, các loại đèn và thiết bị đóng cắt. HT 1 8 Hệ thống nối đất: Thép dẹt và thép hình các loại CT3 HT 1 V Cáp lực 10kV và cáp kiểm tra các loại Ruột đồng, cách điện XLPE có vỏ bọc chống cháy. HT 1
VI HT thông tin liên lạc
1
Thông tin liên lạc trong và ngoài nhà máy HT 1 VII. Hệ thống chiếu sáng. 1 Tủ chiếu sáng trung tâm, các áp tô mát và công tắc đóng cắt, dây dẫn các loại, các hộp đấu dây, các bảng điện và các phụ kiện đi kèm. HT 1
VIII. Hệ thống báo cháy địa chỉ.
1 Tủ báo cháy địa chỉ trung tâm , nguồn cấp, máy in, đầu báo các
loại, thiết bị, vật tư và phụ kiện khác. IX. Hệ thống nối đất và chống sét. 1 Hệ thống các dây nối đất, các kim thu sét, các chi tiết đặt sẵn, các phụ kiện…
HT 1
CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC THI CÔNG
7.1. CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ THI CÔNG7.1.1. Điều kiện địa hình 7.1.1. Điều kiện địa hình
Khu vực dự án nằm trong lưu vực suối Đăk’Lấp, có địa hình dạng đồi núi thấp với độ cao trung bình khoảng 400m. Địa hình nơi đây nói chung không có sự chia cắt mạnh với các dãy núi lớn. Tuy nhiên đôi chỗ có xen kẽ các khe trũng sâu ở những đường tụ thuỷ có độ dốc lớn. Về đoạn phía nhà máy, địa hình có các mỏm đồi nhô cao xen kẽ với nhưng đoạn có độ dốc nhỏ, rất thuận lợi cho việc bố trí mặt bằng công trường.
Nhìn chung địa hình khu vực dự án có nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác thiết kế và tổ chức thi công
7.1.2. Điều kiện địa chất công trình
Dự án thuỷ điện Đăk Ru nằm trải dài trên 4km, đi qua các vùng địa chất khác nhau.
Qua mô tả địa chất các khu vực công trình, phần mái đào chủ yếu thuộc lớp đất badan, vì vậy cần quan tâm đến hiện tượng sụt lún mái dốc khi công trình thi công vào mùa mưa.
7.1.3. Địa chất thuỷ văn
Nước mặt: Đây là vùng có lượng mưa lớn, lượng nước phong phú về mùa mưa. Về mùa khô, do thảm thực vật trong lưu vực suối Đăk’Lấp còn ít nên lượng nước về mùa này thấp hơn nhiều so với mùa mưa
Nước ngầm: Tại khu vực xây dựng, nước ngầm đựơc phân bố trong tầng cát kết hạt trung bình. Hiện tại nguồn nước ngầm này vẫn được nhân dân sử dụng để sinh hoạt và tưới cho các vườn cà phê và điều trong khu vực.
7.1.4. Điều kiện thuỷ văn khí tượng
Dự án thuỷ điện Đăk Ru nằm trên lưu vực suối Đăk’Lấp, thuộc vùng trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Nhìn chung khí hậu trong vùng được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, thường có khí hậu hanh khô và gió xoáy. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 tập trung vào các tháng 6,7,8,9 lượng mưa lớn (2.000-3.000 mm) nên dòng sông ĐăkR’lấp thường xảy ra lũ lụt mực nước dâng cao 3-4 m so với bình thường gây tác động xấu đến các công trình xây dựng đặc biệt là tuyến đập dâng và tràn xả lũ.
7.1.5. Điều kiện giao thông vận tải
1) Giao thông ngoài công trường
Khu vực xây dựng dự án cách đường Quốc lộ 14 khoảng 4km. Hiện tại đã có đường đi từ QL 14 tới gần khu vực xây dựng (cách tuyến công trình khoảng 1km), đây là đường cấp phối, chiều rộng mặt đường 5m, là đường vận chuyển thiết bị và nguyên vật liệu tới khu vực đầu mối rất thuận tiện.
2) Giao thông trong công trường
Đối với tuyến đầu mối, cần mở đoạn đường từ cầu Đăk Lấp đến khu vực xây dựng, chiều dài khoảng 1km, đường cấp IV, chiều dài tuyến khoảng 3,5km. Đường có chiều rộng nền đường 6m, bề mặt đường B = 5m, kết cấu mặt đường cấp phối dày 25cm. Tuyến đường này vừa làm công tác vận chuyển thiết bị cho nhà máy Quảng Tín, vừa là đường thi công cho đầu mối thuỷ điện Đăk' Ru.
Để thi công tuyến kênh, cần mở mới tuyến đường thi công từ khu vực đầu mối về tới bể áp lực. Tuyến đường này dài 4Km được mở dọc theo tuyến kênh với mặt đường rộng 3.5m, đây là tuyến chủ yếu phục vụ cho công tác thi công kênh đồng thời là đường quản lý vận hành sau này.
Đối với khu vực nhà máy, để vận chuyển thiết bị và nguyên vật liệu vào khu xây dựng, cần mở mới tuyến đường từ thôn 6 đến vị trí xây dựng nhà máy, chiều dài tuyến khoảng 3km. Đường có chiều rộng nền đường 6m, bề mặt đường B = 5m, kết cấu mặt đường cấp phối dày 25cm.
7.1.6. Vật liệu xây dựng
Vật liệu tự nhiên được dùng ở đây bao gồm đất đập, đắp đê quai và đắp trả thân công trình, dăm sỏi và cát để đổ bê tông, đá xây và đá gia cố các mái dốc đắp, cát đen để xây dựng...
Đối với các vật liệu trên, hầu hết được khai thác trong các khu vực lân cận, đối với đất đắp có thể khai thác tại chỗ,với mỏ đất cách tuyến đầu mối 1000m, với cát sỏi sẽ được mua tại mỏ cát tại cầu 14, huyện Cư Jut, đá khai thác tại mỏ đá cách công trường 52km. Các vật liệu khác như xi măng, sắt thép v.v. được mua tại thị trấn Đăk’ Lấp, với khoảng cách vận chuyển 15km.
7.1.7. Cung cấp điện
Tại khu vực dự án, dọc theo đường Quốc lộ 14 đã có đường dây tải điện 22KV, do vậy phương án cấp điện cho công trường được thực hiện bằng việc kéo đường dây 6KV từ QL14 vào đến cầu Đăk’ Lấp để làm nguồn điện cấp cho khu vực thi công tuyến đầu mối.Tại khu vực nhà máy, điện được kéo từ đường 6KV tại ngã ba thôn 6, cách công trường 3km. Tuyến đường dây này sẽ được sử dụng để làm đường
chuyển tải từ nhà máy lên mạng lưới quốc gia Trên tuyến kênh, việc cấp điện cho thi công sẽ được thực hiện bằng các trạm phát di động
7.1.8. Cung cấp nước cho công trường
Nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt được bơm trực tiếp từ suối Đăk’ Lấp và các khe suối trong vùng. Nhìn chung nguồn nước này hiện đang là nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân ở đây. Về mùa khô, có thể sử dụng nước bơm từ các giếng khoan trong khu xây dựng. Khi thi công cần tận dụng những nguồn nước từ các khe suối có đủ chất lượng cho thi công và sinh hoạt để giảm chi phí xây dựng