Chương 3: Một số giải pháp áp dụng Marketing – Mix tại công ty Cổ phần may Thăng Long
3.3 Định vị và mở rộng thị phần, thị trường
Công ty may Thăng Long mới quan tâm tới thị trường trong nước những năm gần đây, vì thế thị phần của công ty ở trong nước còn khá ít. Trong những năm tới, định hướng của ban lãnh đạo công ty là tiếp tục mở rộng khai thác thị trường trong nước. đặc biệt là các tỉnh phía trong như: Huế, Đà Nẵng, TPHCM,.. muốn làm được điều này, công ty may Thăng Long cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ công tác nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh.
- Tìm hiểu và phân tích kỹ càng đối thủ, thị trường và khách hàng: Vấn đề này không phải chỉ khi muốn mở thị trường mới, công ty mới cần thực hiện. Bất kể lúc nào, công ty cũng cần phải thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, đối thủ, khách hàng. Việc nghiên cứu thị trường sẽ góp phần tham mưu cho ban lãnh đạo công ty có những quyết định đúng đắn trong kinh doanh, đặc biệt là đối với một công ty có triết lý kinh doanh hướng tới khách hàng như công ty may Thăng Long.
Với định hướng mở rộng thị phần của công ty hiện nay, thì việc tập trung cho công tác nghiên cứu thị trường là điều tất yếu. công viêc này dòi hỏi các chuyên viên nghiên cứu cần có kiến thức, kinh nghiệm tốt. bên cạnh đó vấn đề quy mô nhân sự cũng cần được tăng theo tỷ lệ với quy mô nghiên cứu.
Công ty nên mở các cuộc điều tra thị trường với quy mô lớn, chuyên nghiệp chứ không phải có tính chất thí điểm. với các bảng hỏi chuyên nghiệp, chính xác sẽ khiến hiệu quả công việc nghiên cứu cao hơn. Bên cạnh đó việc phỏng vấn, tham khảo các chuyên gia cũng là điều cần thiết. sẽ rất thành công nếu công ty đầu tư xứng đáng bộ phận nghiên cứu thị trường của phòng marketing. Không chỉ đầu tư về mặt nhân sự, kinh phí mà cả về công tác đào tạo, tổ chức,…
- Sử dụng các chiến lược xâm nhập, mở rộng: Thị trường ngách, chiến lược đại dương xanh: như đã nói ở trên, công ty đang có định hướng mở rộng thị trường trong nước vì thế việc sử dụng các chiến lược xâm nhập thị trường một cách linh hoạt và chính xác đang là điều quan tâm lớn của ban lãnh đạo công ty. Có rất nhiều phương pháp cũng như chiến lược xâm nhập thị trường, ở đây em xin được phép chỉ đưa ra 2 chiến lược mà em cho là hiệu quả và tiết kiệm hơn cả. đó là chiến lược thị trường ngách và chiến lược tìm kiếm các đại dương xanh.
Hiện nay ngành dệt may có rất nhiều doanh nghiệp mạnh, có thị trường lớn. công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp lớn, có bề dày lịch sử, có thế mạnh tài chính nhưng ở trong nước, thị trường của họ lại còn non yếu. kinh nghiệm đối với thị trường trong nước của may Thăng Long còn rất ít, vì vây để cạnh trạnh , chiếm lĩnh thị trường với những công ty khác sẽ khó khăn. Công ty nên tránh cạnh tranh trực tiếp với họ. theo đánh giá của các chuyên gia về thị trường dệt may thì: hiện nay các thị trường lớn về thơì trang và dệt may đã bị
các doanh nghiệp có thế mạnh chiếm gần hết. nhưng bên cạnh đó lại có một phần lớn các thị trường nhỏ lại bị bỏ ngõ. những thị trường này khó phát hiện nhưng rất dễ khai thác. nếu công ty biết cách nắm bắt được những thị trường ngách này, chúng ta có thể chiếm lĩnh được dần các thị trường lớn, dần có thể cạnh trạnh với các doanh nghiệp có thị phần lớn. đây chính là chiến lược chiếm lĩnh thị trường ngách mà em đã giới thiệu ở trên.
Về chiến lược đại duong xanh, trong thị trường luôn có những đại dương xanh, những thị trường màu mỡ chưa có ai hoặc ít doanh nghiệp khai thác. Đây là những thị trường có nhiều tiềm năng mà lại ít nguy cơ tìm ẩn. đương nhiên việc tìm kiếm các đại dương xanh này sẽ rất khó. Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp lớn, có thế mạnh về tài chính, nhân sự, vì thế việc tập trung nghiên cứu thị trường và tìm thị trường mới sẽ không là vấn đề như đối với các doanh nghiệp nhỏ.