Mục tiêu và chiến lược dài hạn của công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu Công ty cổ phần Lilama 693 trong điều kiện hội nhập (Trang 27 - 31)

Trong những năm tới công ty sẽ tiếp tục đầu tư vốn để đổi mới kỹ thuật công nghệ. Nâng cao năng lực và trình độ tay nghề của người lao động để sản

phẩm tạo ra có chất lượng ngày một tốt hơn, có uy tín không chỉ ở thị trường trong nước mà ở cả thị trường nước ngoài. Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, ban lãnh đạo công ty mà trước hết là phòng marketing đã định hướng phải thực hiện những mục tiêu chiến lược sa:

+ Dự đoán đúng cung-cầu thị trường, tính chất cạnh tranh, nguồn lực cần thiết liên quan đến loại sản phẩm công ty sẽ đầu tư phát triển. Đây là mục tiêu quan trọng của công tác marketing.

+ Từ việc nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và sản phẩm đưa ra các quyết định về công nghệ. Phân tích, đánh giá và nựa chọn công nghệ phù hợp. Các trường hợp nhập công nghệ lỗi thời, thiết bị bãi rác, gây ô nhiễm môi trường…đều đã ẩn chứa nguy cơ sử dụng không có hiệu quả chúng trong tương lai. Những quyết định về việc thay đổi công gnhệ, dây truyền sản xuất không thuộc lĩnh vực marketing , nhưng tham mưu cho các quyết định đó chính những kết quả của quá trình nghiên cứu , phân tích nghiệp vụ marketing.

+ Giải pháp huy động và sử dụng vốn đúng đắn. nếu dự án đổi mới thiết bị không được đảm bảo bởi các điều kiện huy động và sử dụng đúng đắn cũng đều chứa đựng nguy cơ thất bại, không đem lại hiệu quả. Những vấn đề về tài chính sẽ liên quan trực tiếp, ảnh hưởng đến các quyết định về giá. Bên cạnh đó, giá cũng là một chiến lược thu hút, tiếp xúc khách hàng hiệu quả. Những quyết định giá này sẽ chịu sự ảnh hưởng từ các quyế định vè tình hình tài hính, vốn của công ty.

+ Giải quyết tốt các mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng là đối tượng duy nhất mà doanh nghiệp phải tận tụy phục vụ và thông qua đó, công ty mới có cơ hội thu được lợi nhuận. Định hướng của công ty trong những năm tới về marketing sẽ hướng nhiều tới khách hàng hơn, đặc biệt là khách hàng

+ Một định hướng chiến lược của lãnh đạo công ty đó là xây dựng mới thương hiệu và phát huy thế mạnh cạnh tranh của công ty. Tạo sự tín nhiệm, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường. Chính uy tín danh tiếng là cái “không ai có thể mua được” nhưng lại là điều kiện đảm bảo hiệu quả lâu dài cho mọi doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó, ban lãnh đạo công ty luôn luôn quan tâm và dành mọi nguồn lực để làm tốt nhiệm vụ đó. Chính vì vậy, phòng marketing của công ty luôn phải cố gắng, đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu, đồng thời cũng được sự hỗ trợ của các phòng ban khác trong công ty. những chiến lược về thương hiệu luôn là vấn đề quan trọng của marketing. Định hướng về thương hiệu của công ty đã ảnh hưởng và chi phối rất nhiều đến các chiến lược marketing.

+ Tiếp theo, định hướng của công ty là về vấn đề phân phối, đại lý và các nhà cung ứng. Giải quyết tốt các mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, cung ứng, các đơn vị kinh doanh có liên quan khác…Đây là điều kiện để công ty có thể giảm được chi phí kinh doanh sử dụng các yếu tố đầu vào. Trong thời gian dài trước đây, vấn đề tiêu thụ và cung ứng không được chú trọng quan tâm, mặc dù đây là một phần quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Vấn đề tiêu thụ, các đại lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chiến lược kênh phân phối và xúc tiến bán của marketing.

Trong những năm tới Công ty sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu THALOGA với việc nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, tạo ra nhiều kiểu dáng ,mẫu mã , chủng loại khác nhau phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm tạo lập vị thế của Công ty trên thị trường nước ngoài cũng như thị trường trong nước.

Mục tiêu về thị trường: Đối với thị trường gia công, công ty đặt mục tiêu giữ vững các khách hàng truyền thống như EU, Nhật, Mỹ..Đồng thời phát triển thêm các thị trường mới như Châu Á, và trong nước. Đối với thị trường FOB, Công ty xác định đây là thị trường phát triển lâu dài, vì vậy trong những năm tới

công ty sẽ xây dựng mạng lưới các nhà thầu phụ nắm bắt thông tin giá cả. Công ty cũng đặt kế hoạch khai thác thị trường tại chỗ để có thể giảm bớt chi phí nhập khẩu, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm tới tay khách hàng. Đối với thị trường nội địa, Công ty cũng xác định thành lập Trung tâm kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của công ty, mở rộng hệ thống bán buôn, bán lẻ tại Hà Nội và các tỉnh thành phố trong cả nước nhằm đảm bảo sự tăng trưởng doanh thu nội địa như tăng trưởng doanh thu xuất khẩu. Đồng thời Công ty cũng hy vọng tiến tới sản xuất hàng theo đơn đặt hàng của trung tâm kinh doanh tiêu thụ và các đại lý nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường và hàng hoá sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Hiện nay doanh thu công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu. Trong đó doanh thu xuất khẩu lớn hơn doanh thu nội địa. Do vậy trong những năm tới Công ty sẽ cố gắng giữ vững tốc độ tăng doanh thu xuất khẩu đồng thời đẩy mạnh tốc độ tăng doanh thu nội địa. Đối với doanh thu kinh doanh khác thì cũng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay.

Như vậy trong thời gian tới Công ty sẽ tập trung mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh có uy tín trong ngành dệt may, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước đưa công ty ngày càng phát triển mạnh đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Với những định hướng và chiến lược dài hạn đã được đề ra, May Thăng Long đang tập trung mọi nguồn lực và nỗ lực để đạt mục tiêu đề ra. Trong đó ban lãnh đạo công ty luôn tập trung cho công tác marketing.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu Công ty cổ phần Lilama 693 trong điều kiện hội nhập (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w