Hoạt động tuyên truyền quan hệ:

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu Công ty cổ phần Lilama 693 trong điều kiện hội nhập (Trang 45 - 49)

Hoạt động này của Công ty được thực hiện qua các bài báo, bài diễn văn nói về truyền thống lịch sử, uy tín, quy mô và năng lực của công ty. Công ty chưa có được mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức có ảnh hưởng đến thái độ, quan điểm của công chúng như hiệp hội người tiêu dùng hay cơ quan bảo vệ môi trường. Việc tham gia các hiệp hội người tiêu dùng có tác dụng rất lớn đến hoạt động bán hàng của công ty. Nếu công ty tham gia thường xuyên vào các hiệp hội khách hàng này thì công ty có thể tìm hiểu được những nhu cầu mong muốn của khách hàng về sản phẩm và tìm hiểu được thái độ của khách hàng với

sản phẩm hiện có của công ty để từ đó đưa ra các biện pháp tăng cường chất lượng cho sản phẩm hiện có và đề ra phương hướng cho sản phẩm mới.

2.2.4 Đánh giá thực trạng áp dụng Marketing – Mix của công ty may Thăng long Thăng long

2.2.4.1 Các kết quả đạt được từ việc áp dụng Marketing – Mix

Hoạt động kinh doanh của Công ty luôn đem lại hiệu quả kinh tế bền vững.

- Chất lượng các sản phẩm cũng được nâng cao dần, hiện đại dần đem lại uy tín cho Công ty thể hiện qua số lượng hợp đồng ngày càng gia tăng

- Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty hoạt động ngày càng đem lại hiệu quả cao, cơ chế quản lý đó đã tạo được nhiều cơ hội cho mỗi người ,nhiều làm việc có chất lượng hơn, phát huy hết khả năng, kinh nghiệm của bản thân cho sự phát triển của Công ty.

- Công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị máy móc, tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý và chỉ huy sản xuất với mục tiêu “Đúng người, đúng việc”, tiến hành sắp xếp lại phân xưởng may, đầu tư cải tạo lại nhà xưởng, khu làm việc, trang bị nhiều dụng cụ cần thiết để phục vụ quản lý sản xuất. Từ đó tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

- Công ty từng bước khắc phục được cách làm việc quan liêu, gây phiền hà đối với khách hàng và cải tiến được khâu giao dịch bảo hành. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho công ty mở rộng nhiều mối quan hệ làm ăn mới, từ đó tăng doanh thu, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

- Thương hiệu: Nhờ những chính sách marketing – mix hiệu quả, công ty đã xây dựng được một thương hiệu may Thăng Long uy tín chất lượng. trên thị trường Việt Nam, công ty đã có một vị thế lớn mạnh, là một đối thủ ,lớn của nhiều doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước. với khách hàng, công ty đã thành công trong việc đưa sản phẩm, hình ảnh công ty tiếp xúc với khách hàng. Minh chứng cho những thành tích đó chính là các huân huy chương kinh tế, lao động mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây.

- Thị phần: Từ một doanh nghiệp thiên về xuất khẩu, giờ đây may Thăng Long đã có một thì phần đáng kể ở thị trường trong nước. công ty có đại lý ở hầu hết các tỉnh phía bắc, một số tỉnh miền trung, đặc biệt là ở thị trường Hà Nội và Nam Định. Công ty được xếp vào hàng 10 doanh nghiệp dệt may có thị phần lớn ở phía bắc.

2.2.4.2 Các vấn đề phát sinh cần phải giải quyết

- Mẫu mốt của công ty chưa đa dạng, phần lớn những mẫu mốt hiện nay là làm theo mẫu mốt của khách hàng hoặc thiết kế theo yêu cầu của khách.

- Số lượng tiêu thụ không ổn định trên các thị trường, có năm tăng rất cao nhưng có năm lại giảm xuống rất thấp, lý do là số lượng tiêu thụ phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng.

- Công nhân mới tuyển tay nghề yếu, ý thức kỷ luật chưa tốt. Hơn nữa công ty lại chưa có kế hoạch cụ thể nhằm đào tạo nên đội ngũ công nhân viên có đầy đủ kinh nghiệm trong nghiên cứu thị trường.

- Trong chỉ đạo sản xuất việc chuẩn bị còn chưa đồng bộ, công tác điều độ kế hoạch chưa sát, còn rất nhiều lúng túng ở khâu thống nhất định mức và quản lý vật tư.

- Phân xưởng và tổ chức sản xuất chưa nghiên cứu kỹ tài liệu kỹ thuật, còn xem nhẹ những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng của hợp đồng, thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban, chưa tích cực triển khai sản xuất nhanh trong khi có tác nghiệp, để tình trạng "nước đến chân mới nhảy” ở một số đơn đặt hàng.

- việc nghiên cứu thị trường và tâm lý khách hàng còn nhiều sơ sài, chưa sâu sắc dẫn đến các quyết định marketing còn chưa hiệu quả

- Hệ thống kênh phân phối còn lỏng lẻo, việc quản lí kênh gặp nhiều khó khăn và thiếu tính đồng bộ

- chính sách quảng cáo, truyền thông còn nhiều hạn chế, chưa tiếp cận khách hàng tốt, hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu Công ty cổ phần Lilama 693 trong điều kiện hội nhập (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w