- Hoàn thiện các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách cho sự phát triển
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý ngành thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách, quy chế, quy định, quy trình, tiến hành kiểm tra, giám sát để quản lý và định hướng cho hoạt động của các TCTD, NHTM theo mục tiêu chung. Có một số kiến nghị với NHNN như sau:
- Cần tiếp tục rà soát lại hệ thống văn bản, cơ chế, chính sách liên quan đến một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu và các nghiệp vụ mới về ngân hàng để
bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và cam kết hội nhập, đồng bộ hoá các văn bản pháp luật thành một hệ thống quy định chuẩn, áp dụng chung cho các ngân hàng, TCTD.
- Tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng mới và sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc Ngành Ngân hàng như:
+ Soạn thảo Luật các tổ chức tín dụng mới để trình Chính phủ và Quốc hội; + Hoàn thiện việc soạn thảo để sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn đối với những Luật đã có hiệu lực thi hành (Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các TCTD, Luật các Công cụ chuyển nhượng, Pháp lệnh Ngoại hối);
+Tiếp tục nghiên cứu ban hành một số văn bản hướng dẫn về tổ chức hoạt động các TCTD như: các văn bản pháp lý khung cho công tác quản trị, điều hành; mô hình tổ chức và các quy chế tổ chức và hoạt động mẫu của các TCTD dựa trên cơ sở mô hình quản lý của các ngân hàng hiện đại trong khu vực và quốc tế.
+ Có văn bản hướng dẫn chi tiết hơn đối với một số vấn đề về cổ phần hoá các NHTM Nhà nước như: chi phí cổ phần hoá, quyền lợi mua cổ phiếu của Cán bộ…
- Chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan sớm ban hành một số văn bản hướng dẫn để các TCTD và các cơ quan chức năng thống nhất áp dụng quy định như: quy định về thủ tục thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, tài sản hình thành trừ vốn vay; quy trình đấu giá, phát mãi tài sản thế chấp… để xử lý các khoản nợ không thanh toán được của khách hàng
- Có chính sách, cơ chế cụ thể về việc cho các cổ đông nước ngoài mua cổ phần của các NHTM Việt Nam để các NHTM Nhà nước có cơ sở triển khai có hiệu quả đề án cổ phần hoá.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu báo cáo quản lý HĐKD của các TCTD tập trung tại NHNN để thống nhất tiêu chí thông tin và là đầu mối duy nhất cung cung cấp ra bên ngoài theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền cũng như của các tổ chức có liên quan để khắc phục tình trạng các TCTD tự cung cấp thông tin thiếu thống nhất.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn về hạch toán kế toán, chuẩn mực kế toán hiện hành để các TCTD có cơ sở thực hiện thống nhất, có hiệu quả. Đồng thời kiến nghị với Bộ Tài chính xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản về chế độ hạch toán kế toán, chuẩn mực kế toán phù hợp thông lệ quốc tế để các TCTD dần tiếp cận với chế độ hạch toán kế toán, chuẩn mực kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán thống kê của các TCTD.
KẾT LUẬN
Quản lý tài sản là một lĩnh vực khó khăn phức tạp trong điều kiện kinh tế thị trường. Đối với các NHTM ở Việt Nam thì việc quản lý lại càng trở lên phức tạp bởi nền kinh tế thị trường mới bắt đầu phát triển và nó được định hướng theo đường lối phát triển của Nhà nước. Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản là phương tiện giúp các tổ chức, các doanh nghiệp tạo sức mạnh trong cạnh tranh, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế hội nhập. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả quản lý tài sản đang trở thành vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp nói chung và của NHCT nói riêng. Với yêu cầu thực tiễn đó, trong giới hạn, phạm vi nghiên cứu đã đặt ra luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý tài sản tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” đã tập
trung giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn sau :
Thứ nhất: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về những hoạt động cơ bản của NHTM để từ đó chỉ ra nội dung hoạt động quản lý tài sản của NHTM. Đưa ra đặc điểm hình thành tài sản của NHTM và hình thái biểu hiện của nó, qua đó chỉ ra các nội dung nâng cao hiệu quả quản lý của từng loại tài sản để phù hợp với đặc điểm trong hoạt động của NHTM. Từ đó nêu ra những nhân tố tác động đến hoạt động quản lý tài sản của NHTM để chỉ ra những vấn đề cụ thể trong quá trình hoạt động quản lý mà NHTM cần xem xét đến.
Thứ hai: Phân tích thực trạng quản lý tài sản tại NHCT; luận văn chỉ rõ những hạn chế cần phải khắc phục để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp khai thác sử dụng và phát triển, nâng cao hiệu quả quản lý tài sản trong điều kiện canh tranh gay gắt hiện nay giữa các NHTM
Thứ ba: Trên cơ sở những quan điểm cơ bản về quản lý tài sản của Nhà nước và trực tiếp là của ngành ngân hàng trong chiến lược phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam, trong đó có các NHTM theo hướng hiện đại hoá và hội
nhập quốc tế, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản, các kiến nghị để thực hiện nó, nhằm góp phần tạo ra nguồn lực tài chính tốt nhất cho sự nghiệp phát triển NHCT.
Hoàn thành bản luận văn này, tác giả mong muốn được đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào thực tế công tác quản lý tài sản của NHCT Việt Nam. Song, đây là vấn đề rộng lớn liên quan đến nhiều kiến thức, lĩnh vực khác nhau, không những của ngành tài chính, ngân hàng mà còn liên quan tới nhiều cơ chế chính sách của Quốc hội, Chính phủ, Nhà nước và các Bộ, Ngành khác. Vì vậy, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học kinh tế quốc dân; Khoa Sau đại học; các Thầy, Cô giáo; Bạn bè đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu.
MỤC LỤC
Trang