Xác định những biện pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 75 - 79)

- Chưa có chính sách và cơ chế cho hoạt đồng đầu tư chứng khoán Do

b. Xác định những biện pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực:

- Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ; sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu HĐKD trước mắt cũng như lâu dài trên cơ sở giảm dần biên chế lao động dôi dư, kém chất lượng, không đáp ứng yêu cầu, đồng thời tăng tuyển dụng mới lao động có chất lượng để góp phần trẻ hoá đội ngũ cán bộ và cải thiện nhanh chất lượng cán bộ.

- Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành cho các cấp quản trị; xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá kết quả công việc, năng lực nhân viên tiên tiến; đánh giá và sử dụng cán bộ phải gắn với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn cán bộ và lấy hiệu quả công tác thực tế làm thước đo chủ yếu; thúc đẩy luân chuyển cán bộ; quy hoạch cán bộ phải đi đôi với đào tạo bồi dưỡng tạo nguồn dự trữ dồi dào không để bị hẫng hụt; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ đúng năng lực; coi trọng việc sử dụng nhân tài, khuyến khích tài năng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển NHCT từng thời kỳ.

- Tập trung đào tạo, đào tạo lại, khuyến khích tự học để bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tư duy (tư duy kinh tế thị trường, tư duy tổng hợp, tư duy kinh doanh ngân hàng hiện đại), năng lực quản lý điều hành, kiến thức ngoại ngữ, công nghệ thông tin hiện đại nhằm từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách đồng

đều và vững chắc theo hướng vừa chuyên sâu, vừa tổng hợp, có khả năng cạnh tranh cao, luôn hướng tới khách hàng.

- Cải tiến đổi mới chính sách duy trì nguồn nhân lực (tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi, thi đua khen thưởng…) để tạo ra một hệ thống cơ chế động lực đồng bộ nhằm kích thích, động viên cán bộ nhân viên, các đơn vị thi đua hăng say làm việc, tăng năng suất, chất lượng hiệu quả, tận tâm, trung thành với NHCT, đồng thời thu hút nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản có hệ thống, thành thạo vi tính, ngoại ngữ, thu hút các chuyên gia, nhân viên giỏi, nhân tài về NHCT và giữ chân nhân viên giỏi ở lại với NHCT.

- Xây dựng văn hoá kinh doanh NHCT, tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho sự phát triển của mỗi cán bộ nhân viên, mỗi cá nhân đều có cơ hội bình đẳng trong phát triển, thăng tiến và phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình vì sự phát triển của NHCT và vì lợi ích của chính bản thân mỗi cán bộ nhân viên.

3.2.7. Hiện đại hoá công nghệ hoạt động của Ngân hàng Côngthương Việt Nam ngang tầm khu vực và quốc tế. thương Việt Nam ngang tầm khu vực và quốc tế.

Công nghệ hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và NHCT nói riêng đang tụt hậu xa với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, đây là một trong những thách thức lớn trên bước đường hội nhập. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng sẽ góp phần tích cực thiết lập nền tảng ngân hàng hiện đại, tiến tiến; làm tăng năng lực quản trị điều hành; quản trị rủi ro; kiểm tra, kiểm soát; tạo ra nhiều tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng; nâng cao chất lượng phục vụ và năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu phát triển NHCT thành một ngân hàng hiện đại. Để hiện đại hoá công nghệ hoạt động của NHCT ngang tầm với khu vực và quốc tế, cần tập trung thực hiện các biện pháp sau:

- Tăng cường ứng dụng và triển khai công nghệ thông tin trong hoạt động, đặt nền tảng vững chắc cho hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Trong quá trình đầu tư công nghệ và thiết bị, cần lựa chọn kỹ thuật và công nghệ hiện đại và có khả năng mở rộng, phát triển trong tương lai.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là hệ thống thanh toán theo hướng tự động hoá, coi đây là mũi nhọn trọng tâm trong tiến trình cải tiến công nghệ ngân hàng.

- Ưu tiên vốn đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án công nghệ thông tin từ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế.

- Tiếp tục hoàn thiện dự án HĐHNH và hệ thống thanh toán của NHCT (INCAS) giai đoạn II nhằm hoàn thiện cơ sở công nghệ, triển khai mở rộng tới tất cả các điểm giao dịch, cải tiến bảo mật và nâng cấp hệ thống cốt lõi, phát triển một mạng POS và ATM, nâng cao chất lượng các nghiệp và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử như: Internet Banking, phone Banking...

- Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ ngũ nhân viên giỏi kỹ năng nghiệp vụ và có khả năng quản lý tốt, kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin, để sẵn sàng và chủ động tiếp nhận, chuyển giao công nghệ hiện đại, đảm bảo vận hành HĐKD an toàn, hiệu quả.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành

Nhà nước ta đã và đang ban hành nhiều văn bản pháp quy, cơ chế chính sách điều chỉnh quan hệ tài chính doanh nghiệp nói chung, các TCTD, NHTM nói riêng như: thuế, vốn chủ sở hữu, sử dụng kết quả kinh doanh, sử dụng tài sản cố định… Tuy nhiên, quá trình vận động của thời gian, có nội dung bị lạc hậu, cần sửa đổi, có nội dung cần bổ sung để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Có một số kiến nghị như sau:

- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế để các TCTD sớm có đầy đủ cơ sở pháp lý cho HĐKD của mình, cụ thể là:

+ Tiếp tục xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật các tổ chức tín dụng mới (hoặc chia thành hai luật: Luật các NHTM và Luật các tổ chức tài chính phi ngân hàng), Luật Phát mại tài sản, pháp lệnh về giao dịch bảo đảm…

+ Khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn (Nghị định, Thông tư) đối với các Luật đã ban hành và đã có hiệu lực (như: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Giao dịch điện tử, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật các Công cụ chuyển nhượng, Pháp lệnh Ngoại hối…)

Việc xây dựng và điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật nói trên cần được dựa trên nguyên tắc: các quy định phải sát với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, có tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam; tránh quy định mâu thuẫn giữa Luật chung với Luật chuyên ngành; các văn bản hướng dẫn cần đồng bộ, thống nhất.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm tối đa thời gian và các khâu thủ tục của các cơ quan công quyền liên quan đến hoạt động ngân hàng (nhất là các thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm); hạn chế tối đa các “Giấy phép con” (những nghiệp vụ hoạt động đã được quy định tại Luật và không thuộc điều cấm thì các TCTD được thực hiện mà không phải xin phép).

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế, nhất là hệ thống kế toán của các ngân hàng.

- Cần có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho các TCTD:

+ Đối với các NHTM nhà nước: hỗ trợ tăng vốn điều lệ và tiếp tục xử lý nợ tồn đọng liên quan đến việc cho vay các chương trình của Chính phủ (mía đường, đánh bắt xa bờ, Điện, Đường, Trường, Trạm…) để lành mạnh hoá và tăng năng lực tài chính của các ngân hàng.

+ Cần đảm bảo quyền chủ nợ của các TCTD theo thông lệ của luật pháp quốc tế: Khi khách hàng không trả được nợ, các TCTD có quyền phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ mà không phải thông qua bất cứ cơ quan tài phán nào.

- Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục bán đấu giá các khoản nợ để các TCTD, NHTM có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện việc bán các khoản nợ cần bán nhanh chóng thu hồi vốn.

- Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 74/2002/TT-BTC về “hướng dẫn việc đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của các NHTM Nhà nước” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và các TCTD trong việc xử lý nợ tồn đọng. Trong đó có quy định về xác định giá trị thực còn của khoản nợ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Xem xét miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng; xem xét miến thuế thu nhập doanh nghiệp khi ngân hàng bán tài sản bảo đảm để thu hòi vốn vay; xem xét bỏ quy định đưa phần “lãi chưa thu” trong hoạt động ngân hàng hiện nay vào thu nhập phải chịu thuế thu nhập (quy định này không phù hợp vì thực chất ngân hàng phải ứng một phần vốn của mình để nộp thuế)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w