2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập vào 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng. Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT) là một trong 4 Ngân hàng chuyên doanh đầu tiên ra đời và đi vào hoạt động. Đến nay, NHCT đã phát triển qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (7/1988-1990): Là giai đoạn bắt đầu triển khai mô hình mới,
NHCT Trung ương làm công tác quản lý đầu mối, các chi nhánh hạch toán kinh doanh, nên hệ thống các văn bản pháp lý về cơ chế HĐKD chưa đầy đủ và thiếu nhất quán; cơ sở vật chất kỹ thuật kém, đội ngũ cán bộ chưa kịp đào tạo lại, HĐKD thuần tuý là tín dụng bằng Đồng Việt Nam.
Giai đoạn 2 (1991-1996): Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 402/QĐ thành lập lại NHCT; khẳng định NHCT là một NHTM có các thành viên là các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân hạch toán độc lập. Công tác quản trị và điều hành được đổi mới: thực hiện vai trò quản lý, điều hành tập trung tại trụ sở chính, đồng thời phát huy lợi thế và vai trò chủ động của chi nhánh trong khuôn khổ phân cấp, uỷ quyền của Ban lãnh đạo. Chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng nhất trong giai đoạn này đối với hoạt động ngân hàng là thực hiện cơ chế lãi suất dương.
Giai đoạn 3 (9/1996 đến 7/2009): NHCT Được tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 của Thống đốc NHNN. Về cơ bản mô hình tổ chức và quản trị điều hành của NHCT không thay đổi nhiều, NHCT được quản lý bởi Hội đồng quản trị
(HĐQT), điều hành của Tổng giám đốc tập trung tại trụ sở chính; có các chi nhánh, sở giao dịch, công ty độc lập, đối tác liên doanh.
Cùng với việc đổi tên thương hiện Ngân hàng Công thương Việt Nam ngày 15/4/2008 từ Incombank sang thương hiệu mới Vietinbank, NHCT liên tục đổi mới toàn diện HĐKD, cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý điều hành, hiện đại hoá ngân hàng (HĐHNH), phát triển sản phẩm dịch vụ… theo đề án cơ cấu lại NHCT được Chính phủ phê duyệt.
Giai đoạn từ T7/2009 đến nay: Ngày 08/7/2009, Ngân hàng Công
thương Việt Nam công bố quyết định đổi tên thành Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN Việt Nam số 142/GP-NHNN ngày 03/7/2009, với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là cung cấp dịch vụ ngân hàng bán buôn và bản lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trongn ước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính – ngân hàng khác.
Trước bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, thị trường tiền tệ diễn biến thất thường cùng với những tác động xấu của khủng hoảng tài chính thế giới và hiệu ứng của việc tăng trưởng tín dụng nóng, tăng qui mô và mạng lưới hoạt động quá nhanh của những năm trước đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM, trong đó có NHTMCP Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thách thức đó, cùng với những lỗ lực chung của ngành ngân hàng, NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) thực hiện tích cực các chủ trương, chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế, phát triển kinh doanh ổn định, đạt và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Điều này được thể hiện qua kết quả kinh doanh từ năm 200 -2009 như sau:
Kết quả kinh doanh: Từ năm 2007 đến 2009, Vietinbank đã có sự tăng
trưởng khả quan:
Trước tình trạng căng thẳng trong huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của các ngân hàng thương mại, số dư huy động vốn của Vietinbank vẫn đạt kết quả rất khả quan, tăng bình quân 20%/năm (từ 151.241 tỷ năm 2007 lên 220.591 tỷ năm 2009), dư nợ tín dụng tăng bình quân 27%/năm (100.321tỷ năm 2007 lên 161.619 tỷ năm 2009), hoàn thành vượt kế hoạch tăng trưởng dư nợ (bình quân tăng từ 18 đến 25%/năm). Tỷ lệ nợ xấu từ 2.51% năm 2007 xuống còn 0,61% năm 2009 dưới mức quy định và nhỏ hơn mức kế hoạch (4%).
Thu nhập từ lãi năm 2009 đạt 18.912 tỷ thấp hơn năm 2008 (20.927 tỷ) là 9%, nhưng tăng 1.6 lần so với năm 2007 (đạt 12.769 tỷ). Lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 64%/năm (từ 1.151 tỷ năm 2007 lên 2.583 tỷ năm 2009).
Tổng tài sản tăng bình quân 21%/năm (từ 165.952 tỷ năm 2007 lên 243.000 tỷ năm 2009), tốc độ tăng vốn chủ sở hữu năm 2009 gấp 1,2 lần so với năm 2007. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản giữ được mức độ trên 4% qua các năm.
Bảng 1: Bảng chi tiêu kết quả kinh doanh tài chính 2007 – 2009
Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng tài sản 165.952 193.002 243.785 Tổng vốn chủ sở hữu 10.648 12.082 12.572 Tỷ lệ vốn CSH/ tổng TS 6,4% 6,3% 5,1% Thu nhập từ lãi 12.769 20.927 18.912
Lợi nhuận sau thuế 1.151 1.903 2.583
Tổng dư nợ tín dụng 100.321 118.235 161.619
Tổng số dư huy động vốn 151.241 174.599 220.591
Ngoài ra, NHCT cũng đạt được các kết quả khả quan theo định hướng tiêu chuẩn của một NHTM hiện đại và hiện nay Vietinbank hoàn toàn tự chủ và kiểm soát được tình hình tài chính.
Hệ thống sản phẩm mới: Vietinbank luôn chú trọng phát triển các sản
phẩm mang đến tiện ích tối đa cho khách hàng, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn như: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng nội địa, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh trực tuyến Western Union, thanh toán song biên, thanh toán séc ngoại tệ, séc du lịch… Về thẻ tín dụng quốc tế và ATM, NHCT tiếp tục là NHTM lớn thứ hai về lượng thẻ thanh toán cá nhân. NHCT đang xúc tiến để trở thành ngân hàng đại lý thanh toán của các tổ chức thẻ quốc tế khác như Diners Clup, JCBs, AMEX.
Ngoài việc phát triển các sản phẩm thẻ, Vietinbank cũng tập trung đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, liên tục nghiên cứu thị trường đưa ra các sản phẩm đa dạng với tiện ích cao như: cho vay hộ kinh doanh tại chợ, thu chi tại nhà đối với khách hàng cá nhân, thanh toán vé tàu qua hệ thống ATM…
Danh mục sản phẩm đa dạng, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ,… đã góp phần đa dạng hóa và tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng.
Năng lực quản trị rủi ro, quản lý TSN - TSC: Từ năm 2006 đến nay,
NHCT đã liên tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng và đầu tư. Các chỉ tiêu về chất lượng thường xuyên được rà soát, đánh giá và chấn chỉnh đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững. Tháng 03/2006 thành lập thêm các bộ phận quản lý rủi ro tín dụng đầu tư, quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, tại chi nhánh có một bộ phận chuyên trách về phân tích và cảnh báo rủi ro. Mô hình quản trị TSN - TSC cũng đang được triển khai, bước đầu đã có hiệu quả thiết thực.
Trình độ công nghệ và hiện đại hoá ngân hàng: Công nghệ luôn được
động ngân hàng. Từ năm 2006, NHCT đã chính thức triển khai thành công chương trình phần mềm HĐHNH (INCAS) giai đoạn I trong toàn hệ thống. Đến nay đa thực hiện hoạch toán và xử lý dữ liệu tập trung, kết nối trực tuyến từ trung tâm máy chủ tới toàn bộ 150 chi nhánh, 793 phòng giao dịch ,điểm giao dịch và quỹ tiết kiệm trên toàn quốc. Hiện nay NHCT đang tiếp tục triển khai giai đoạn II của dự án, nhằm hoàn thiện cơ sở công nghệ.
Ngoài ra trong năm 2009, Vietinbank đã hoàn thành phát triển các sản phẩm dịch dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như: Dịch vụ thu ngân sách, thanh toán với thuế, kho bạc, hải quan, dịch vụ SMS banking… Vietinbank cũng đã hoàn chỉnh quy trình vận hành “ Trung tâm dự phòng dữ liệu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của quốc tế.
Đội ngũ nguồn nhân lực: Được phát triển mở rộng về quy mô cũng
như chất lượng được nâng lên. Chất lượng ngày càng cao: năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ của cán bộ nhân viên được nâng lên không chỉ ở năng lực thực tiễn, kỹ năng, kết cấu về trình độ, bằng cấp thay đổi mà quan trọng hơn, hầu hết đội ngũ cán bộ nhân viên đã dần thoát khỏi tư duy bao cấp, định hình tư duy kinh doanh với nhận thức, hiểu biết cơ bản về ngân hàng hiện đại. Đời sống của cán bộ nhân viên cả về vật chất và tinh thần từng bước được cải thiện . Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng trong hội nhập.
Quan hệ hợp tác kinh doanh đối ngoại: Đến nay, Vietinbank có quan
hệ đại lý với hơn 800 ngân hàng tại trên 80 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hợp tác với các ngân hàng nước ngoài được tăng cường cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng mạnh. Vietinbank đã thiết lập quan hệ hợp tác và tạo thêm nhiều kênh chuyển tiền trực tiếp về Việt Nam, đặc biệt từ các quốc gia có nhiều kiều bảo và lao động Việt Nam như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông, Mỹ, Australia..