- Thiếu báo cáo thanh lý tài sản hư
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
3.3.2 Tăng cường sự động viên khuyến khích của Nhà nước đối với các công ty áp dụng nghiêm túc và hiệu quả hệ thống quản lý chất
các công ty áp dụng nghiêm túc và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000.
Hiện nay Nhà nước mới có một số giải thưởng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực năng suất và chất lượng. Đó là Giải thưởng chất lượng Việt Nam nói chung và cúp vàng ISO nói riêng.
Giải thưởng chất lượng Việt Nam được thiết lập và triển khai trên cơ sở chấp nhận mô hình và 7 tiêu chí của GTCL quốc gia của Hoa Kỳ (Malcolm Baldrige Award - MBA) và cũng như của Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (IAPQA). Đây là GTCL cao quý nhất tại Hoa Kỳ do Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Hoa Kỳ (NIST) tổ chức hàng năm và thường do Tổng thống Hoa Kỳ trao tặng. Mục đích của giải thưởng không chỉ là tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích nổi trội về chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn cung cấp cho các doanh nghiệp công cụ hoàn
thiện hoạt động giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tham gia giải thưởng là cơ hội để các doanh nghiệp nhìn lại mình thông qua con mắt của người tiêu dùng và thị trường. Với tính ưu việt như vậy, giải thưởng đã trở thành mô hình được hơn 70 nước trên thế giới nghiên cứu, học tập khi xây dựng GTCL quốc gia của mình.
Cúp vàng ISO là giải thưởng duy nhất và dành riêng cho các Tổ chức - Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn và quy định quốc tế vào hoạt động sản xuất và kinh doanh. Giải thưởng do Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận, nhằm thúc đẩy và tạo động lực kích thích các nhà sản xuất, kinh doanh không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn và quy định quốc tế để hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, tôn vinh các Tổ chức - Doanh nghiệp thành đạt, có tiềm lực kinh tế vững chắc, đóng góp lớn cho nền kinh kế quốc dân.
Tuy vậy , nhìn chung những giải thưởng trên vẫn chỉ mang tính hỗ trợ tức thời, chưa đạt hiệu quả lớn trong việc hỗ trợ lâu dài doanh nghiệp trong việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Nhiều doanh nghiệp vẫn coi những giải thưởng này như một tấm bằng cấp để quảng cáo thương hiệu của doanh nghiệp mà chưa chú ý tới việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý của mình. Nhà nước cũng chưa có những biện pháp cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đoạt giải quảng báo hình ảnh cũng như tham dự các hội chợ chất lượng quốc tế
Một số giải pháp đề xuất để tăng cường sự động viên khuyến khích của Nhà nước đối với các công ty áp dụng nghiêm túc và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:
- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đoạt giải thưởng Chất lượng Việt Nam và cúp vàng ISO, cụ thể hỗ trợ về vốn, tài trợ các lãnh đạo quản lý của các doanh nghiệp đoạt giải đi thăm quan, học tập kinh nghiệm quản lý ở các tập đoàn tiên tiến trên thế giới, cử các doanh nghiệp đoạt giải tham gia Giải thưởng chất lượng quốc tế.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về giải thưởng chất lượng và cúp vàng ISO trong đời sống doanh nghiệp. Điều đó sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp biết đến, quan tâm và nhận thức được lợi ích thiết thực của việc tham gia trên con đường phát triển bền vững của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tham gia một cách chủ động nhất.
- Xúc tiến thành lập Quỹ Giải thưởng chất lượng quốc gia để chủ động tổ chức, điều hành và khuyến khích hoạt động liên quan đến quản lý chất lượng trong cả nước.
- Mặt khác, Nhà nước cần nghiên cứu cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đạt giải thưởng chất lượng, cúp vàng ISO được phép quảng bá, tuyên truyền biểu tượng trên các ấn phẩm của doanh nghiệp nhưng không gây hiểu lầm về giải thưởng chất lượng là cho sản phẩm của doanh nghiệp. Đổi mới cơ chế hoạt động của Giải thưởng chất lượng cũng như cúp vàng ISO với cơ cấu giải thưởng hợp lý, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay.
Bằng những trải nghiệm thực tế hơn 3 năm làm việc tại Tổng công ty Vinaconex, cùng với những kiến thức về ngành học Quản lý chất lượng, Học viên đã nghiên cứu đánh giá hệ thống quản lý chất luợng ISO 9000 tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Vinaconex để từ đó có những đề xuất giải pháp để hoàn thiện hệ thống.
Luận văn được kết hợp giữa những kiến thức thực tế, sự trải nghiệm của chính học viên cũng như những lý luận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong lĩnh vực xây dựng, hi vọng sẽ mang lại những giá trị về mặt thực tiễn và lý luận cho chuyên ngành học cũng như công tác quản lý chất lượng trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.
Tuy vậy, với những hạn chế về nhận thức, thời gian, những khó khăn khách quan về điều kiện nghiên cứu, Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót về mặt lý luận và thực nghiệm. Học viên rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của các Giáo sư, Tiến sỹ và các thầy cô giáo trong và ngoài trường để học viên có điều kiện hoàn thiện về mặt lý luận và thực tiễn của luận văn.
1. Nguyễn Đình Phan, (2003) “Quản lý chất lượng trong tổ chức”, NXB Giáo Dục.
2. Sổ tay chất lượng Tổng công ty Vinaconex 3. Hồ sơ chất lượng Tổng công ty Vinaconex
4. Báo cáo hội thảo Tổng kết quản lý chất lượng ISO 9000 Bộ Xây Dựng tổ chức năm 2003 và năm 2008.
5. Báo cáo hội nghị khách hàng do BVQI tổ chức năm 2007,2008
6. Hồ Thêm, (2001), “Cẩm nang áp dụng ISO 9001: 2000”, NXB Trẻ, TP.HCM.
7. Tổng cục tiêu chuẩn chất lượng, (2007),“Tài liệu hội thảoNăng Suất chất lượng lần thứ 9 – 10”.
8. Phó Đức Trù, Vũ Thị Hồng Khanh, (1999) “Quản lý chất lượng theo ISO 9000”, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. .
9. Trần Mạnh Quế (2001), “Áp dụng ISO 9000 trong lĩnh vực xây dựng” (2001) NXB Trẻ, TP. HCM.
10.Nghị định 209/TT-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng 11.Nghị định số 58/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng.
12.Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
13.Nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
14. Nguyễn Xuân Vượng (2005) “Quản lý dự án xây dựng” NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
http//www.vpc.org.vn; http//www,diendanchatluong.com.vn 17. Trang web: http//www.vinaconex.com.vn.