Chủ động đầu tư mua sắm tài sản cố định mới, nâng cấp tài sản cố định cũ, phát huy tối đa công suất của tài sản, tăng năng lực sản xuất,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội (Trang 76)

IV. Vốn luân chuyển 13.257 12623 634 4,

3.2.4. Chủ động đầu tư mua sắm tài sản cố định mới, nâng cấp tài sản cố định cũ, phát huy tối đa công suất của tài sản, tăng năng lực sản xuất,

cố định cũ, phát huy tối đa công suất của tài sản, tăng năng lực sản xuất, thực hiện đầu tư theo chiều sâu.

Trong các doanh nghiệp, việc đầu tư đổi mới bổ sung tài sản cố định là nhân tố quan trọng để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Công ty cần thường xuyên đổi mới thay thế các tài sản cố định đã quá cũ kỹ, hư hỏng, đặc biệt là máy móc thiết bị vì chúng có độ hao mòn cao. Từng tài sản cố định cần được quản lý, theo dõi chi tiết về tình hình sử dụng, mức độ hao mòn, tình trạng kỹ thuật của chúng, qua đó để có kế hoạch đầu tư đổi mới kịp thời đảm bảo cho sản xuất được diễn ra liên tục, đạt hiệu quả.

Bên cạnh đầu tư đổi mới tài sản cố định, cũng cấn tiến hành cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho tài sản cố định nhằm nâng cao và phát huy tối đa công suất của tài sản, kéo dài thêm thời gian sử dụng của tài sản cố định. Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng sửa chữa dự phòng tài sản cố định.

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, khoa học, công nghệ phát triển nhanh chóng, công ty cần có chính sách đầu tư vào tài sản cố định theo chiều sâu, tránh đầu tư tràn lan gây thất thoát, lãng phí vốn. Cần đầu tư cho máy móc thiết bị mới có tính năng, tác dụng cao đáp ứng được đòi hỏi cao về chất lượng và tiến độ thi công công trình của chủ đầu tư.

Công ty cũng nên chú trọng đầu tư, bổ sung thêm máy móc thiết bị cho các đơn vị thành viên nhất là các đơn vị mới được thành lập.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội (Trang 76)