TẠI CÔNGTY NĂM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội (Trang 56 - 61)

- Thủ trưởng các đơn vị thành viên (Xí nghiệp, đội, xưởng).

TẠI CÔNGTY NĂM

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Nhà cửa, vật

kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị văn phòng

KH TT Tỷ lệ(%) KH TT Tỷ lệ(%) KH TT Tỷ lệ(%) KH 1. Nguyên giá TSCĐ 11.720 19.811 4.489

2. Khấu hao trong năm 984 984 0 1.272 1.272 0 448 448 0 49

3. Tổng mức khấu hao 6.908 6.908 0 9.381 9.381 0 2.993 2.993 0 189

4. Giá trị còn lại 4.812 10.429 1.496

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty CP Đầu tư Công trình Hà Nội năm 2009)

Như vậy, trong năm 2009, công ty đã thực hiện đầy đủ việc trích khấu hao cho những những tài sản cố định thuộc diện phải trích khấu hao, đồng thời xác định những tài sản cố định không thuộc diện phải trích khấu hao.

Tình hình quản lý và sử dụng quỹ khấu hao:

BẢNG 5: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG QUỸ KHẤU HAO NĂM 2009

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Số tiền

1/ Tổng số tiền đã trích khấu hao tính đến 1/1/2009 16.972 2/ Số dư quỹ khấu hao TSCĐ đầu năm 2009 0

3/ Số tiền trích khấu hao năm 2009 2.754

4/ Số tiền quỹ khấu hao đã sử dụng trong năm

2009 1.757

5/ Số dư quỹ khấu hao TSCĐ cuối năm 2009 997

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

Như trên đã phân tích, công tác trích lập quỹ khấu hao tài sản cố định trong năm 2009 đã có sự cố gắng lớn của công ty. Nhưng vấn đề quan trọng hơn nữa là sau khi tạo lập được quỹ khấu hao thì công ty quản lý và sử dụng nó như thế nào để không những tái sản xuất giản đơn tài sản cố định mà còn có khả năng tái sản xuất mở rộng, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất của chúng.

Theo số liệu ở bảng trên cho thấy công tác quản lý và sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định của công ty chưa thật tốt, công ty chưa tận dụng có hiệu quả, hợp lý nguồn vốn này để tái đầu tư tài sản cố định.

Ta thấy, số dư quỹ khấu hao của công ty tại thời điểm cuối năm là tương đối lớn (cuối năm là 997 triệu đồng) nhưng số tiền quỹ khấu hao chi trong năm chỉ là 1.757 triệu đồng. Đây thực sự là một mâu thuẫn trong công tác quản lý vốn cố định nói riêng và công tác tài chính của công ty nói chung. Thực tế cho thấy, năng lực sản xuất còn lại của tài sản cố định là tương đối thấp, các tài sản hầu như đã được khấu hao hết, đang cần đầu tư bổ sung, đổi mới để nâng cao năng lực sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh thì công ty lại đầu tư ít (khoảng 1,7 tỷ đồng) trong khi số dư quỹ khấu hao lại tương đối lớn (997 triệu đồng). Yêu cầu đặt ra là công ty phải không ngừng bổ sung, đổi mới máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải… Điều này có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của công ty.

* Nguồn hình thành vốn cố định.

Vốn cố định hiện có của Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, như Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, và các cổ đông khác.

Xem xét bảng 6: “ Nguồn hình thành vốn cố định và cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định tại Công ty CP Đầu tư Công trình Hà Nội năm 2009”, tathấy:

BẢNG 6: NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN CỐ ĐỊNH VÀ CƠ CẤU TẠICÔNG TY CP ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

Số tiền T.tr(%) Số tiền T.tr(%) Số tiền T.tr(%)

I. Vốn góp của Tổng Công ty ĐS VN 4.705 39,42 4.936 39,42 231 0II. Vốn góp của các cổ đông khác 7.230 60,58 7.585 60,58 355 0 II. Vốn góp của các cổ đông khác 7.230 60,58 7.585 60,58 355 0

Tài sản cố định của công ty năm 2009 đã tăng 586 triệu đồng với tỷ lệ tăng 4,9%. Tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định của công ty được hình thành từ những nguồn sau:

- Nguồn vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chiếm một tỷ trọng khá lớn (xấp xỉ 39,42%) . Cuối năm so với đầu năm 2009, nguồn vốn này tăng 231 triệu đồng, với tỷ trọng không thay đổi.

- Nguồn vốn của các cổ đông khác cuối năm so với đầu năm tăng 355 triệu đồng, chiếm tỷ trọng không thay đổi so với đầu năm

Từ việc xác định nguồn hình thành vốn cố định này giúp công ty có biện pháp khai thác, mở rộng hoặc thu hẹp các nguồn vốn, mặt khác có thể kiểm tra, theo dõi tình hình đầu tư của từng nguồn vốn cho các nhóm tài sản cố định để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

* Cân đối tài sản và nguồn vốn của Công ty.

Một nguyên tắc cơ bản để đảm bảo cân bằng tài chính là: “ Tài sản được tài trợ trong một thời gian không thấp hơn thời gian chuyển hoá tài sản ấy”, nói khác đi: “ Thời gian của nguồn vốn tài trợ phải không thấp hơn tuổi thọ của tài sản được tài trợ”. Điều này có nghĩa là: Nguồn vốn ngắn hạn có thời gian dưới 1 năm chỉ dùng để tài trợ cho tài sản có thời gian sử dụng dưới 1 năm. Tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm phải được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên trong doanh nghiệp trong thời hạn trên 1 năm. Như vậy, khi tính đến độ an toàn trong thanh toán, nguyên tắc cân bằng đòi hỏi: Tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn; nguồn vốn ngắn hạn chỉ được tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Một phần nguồn vốn dài hạn được tài trợ cho tài sản dài hạn và được gọi là vốn lưu chuyển.

VLC= Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn. Xét thực tế tại công ty.

BẢNG 7: PHÂN TÍCH VỐN LUÂN CHUYỂN NĂM 2009

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm

Tăng giảm

Số tiền Tỷ lệ (%)

I. Nợ dài hạn 6.396 7.574 1.178 18,42

II. Vốn chủ sở hữu 11.935 12.521 586 4,9

III. Tài sản dài hạn 5.074 7.472 2.398 47,26

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w