nước)
Trên cơ sở pháp luật kinh tế và biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Với bất cứ một sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp.
Đơi với vấn đề hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp thì các văn bản pháp luật kinh tế về tài chính, kế toán, thống kê, về quy chế đầu tư... gây ảnh hưởng lớn trong quá trình kinh doanh, nhất là các quy định về cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, về trích khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, cũng như các văn bản về thuế, khuyến khích hay hạn chế nhập một số máy móc, thiết bị nhất định đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.
- Tác động của thị trường:
Tùy theo mỗi loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia, tác động đến hiệu quả sử dụng vốn cố định, thể hiện là doanh nghiệp phải phục vụ những gì mà thị trường căn cứ vào nhu cầu hiện tại và tương lai.
Sản phẩm cạnh tranh phải có chất lượng cao, giá thành hạ mà điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng công nghệ kỹ thuật của tài sản cố định. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới tài sản cố định trước mắt cũng như lâu dài, nhất là những doanh nghiệp
hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh như ngành kiến trúc, thi công xây dựng...
Bên cạnh đó, lãi suất tiền vay cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng. Lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Sự thay đổi lãi suất sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc, tài sản cố định khác.
- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật.
Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển thì nguy cơ hao mòn vô hình của tài sản cố định lại càng cao. Đây không chỉ là cơ hội cho các doanh nghiệp mà thực sự là một thách thức lớn. Chính điều này buộc các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa tới tình trạng trang bị thiết bị máy móc của đơn vị mình để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.
- Các nhân tố khác.
Các nhân tố này có thể coi là nhân tố bất khả kháng như thiên tai, dịch họa có tác động trực tiếp lên hiệu quả sử dụng vốn cố định. Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ mà thôi.