BẢNG 8: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội (Trang 63 - 65)

IV. Vốn luân chuyển 13.257 12623 634 4,

BẢNG 8: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009/2008

Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1/ Doanh thu thuần 86.207 71.386 -14.821 17,19

2/ Lợi nhuận sau thuế 2.043 2.175 132 6,46

3/ Nguyên giá TSCĐ bình quân 18.064 17.771 -293 -1,62

4/ Vốn cố định bình quân 11.935 12.521 586 4,9

5/ Hiệu suất sử dụng VCĐ(lần) 7,22 5,7 -1,52 21,05

6/ Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần) 4,77 4,02 -0,75 -15,72

7/ Hàm lượng VCĐ (%) 13,84 17,53 3,69 26,67

8/ Hệ số hao mòn TSCĐ

tại thời điểm cuối năm (%) 48,65 53,62 4,97 10,21

9/ Tỷ suất LN sau thuế trên VCĐ(%) 17,11 17,37 0,26 1,52

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009)

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định.

Năm 2009, một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra 5,7 đồng doanh thu thuần bán hàng. So với 2008, chỉ tiêu này giảm 1,52 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 21,05%. Vốn cố định bình quân tăng 586 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 4,9% nhưng doanh thu thuần năm 2009 so với 2008 lại giảm 14.281 triệu đồng với tỷ lệ giảm 17,19%. Chính nguyên nhân này đã khiến cho hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty bị giảm thấp.

Như vậy, công tác quản lý sử dụng tài sản cố định của công ty trong những năm vừa qua cần phải được xem xét một cách thích đáng. Vốn cố định đầu tư trong các năm liên tục tăng, nhưng hiệu suất sử dụng đồng vốn lại liên tục giảm, bộc lộ mặt yếu kém của công ty trong công tác quản lý và sử dụng vốn, vốn bị thất thoát, lãng phí, không phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Năm 2009, một đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia tạo ra 4,02 đồng doanh thu thuần. So với 2008, chỉ tiêu này giảm 0,75 đồng với tỷ lệ giảm 15,72%. Trong khi nguyên giá tài sản cố định bình quân giảm với tỷ lệ 1,67% thì doanh thu thuần giảm 17,19%.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định có xu hướng giảm dần, thể hiện mặt hạn chế của công ty trong việc khai thác có hiệu quả năng lực sản xuất của tài sản cố định phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Đây cũng chính là vấn đề mà công ty cần quan tâm trong thời gian tới nhằm phát huy hơn nữa công suất hoạt động của máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, góp phần cải thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

- Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định.

Năm 2009, số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần là 17,53 đồng. So với năm 2008, chỉ tiêu này tăng 3,69 đồng với tỷ lệ tăng là 26,67%. Trong khi vốn cố định bình quân tăng 4,9% thì doanh thu thuần giảm 17,19%.

Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty ngày càng thấp, công tác quản lý và sử dụng vốn cố định còn tồn tại nhiều hạn chế đáng quan tâm.

- Hệ số hao mòn tài sản cố định tại thời điểm cuối năm:

Cuối năm 2009, hệ số hao mòn tài sản cố định là 53,62%, đầu năm là 48,65%. Những con số này cho thấy hao mòn tài sản cố định đang ở mức cao. Các tài sản có mức độ hao mòn lớn, năng lực sản xuất còn lại nhỏ. Đồng thời lại có xu hướng tăng lên (2009 so với 2008 tăng 4,97%) chứng tỏ công ty chưa chú trọng đến công tác đầu tư đổi mới tài sản cố định.

Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn cố định là 17,11%. Nghĩa là một đồng vốn cố định tham gia tạo ra 0,1711đồng lợi nhuận kế toán sau thuế. Năm 2009, chỉ tiêu này là 17,37%, tức là một đồng vốn cố định tham gia tạo ra 0,1737 đồng lợi nhuận kế toán sau thuế. Nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng 0,26% như trên là do trong khi vốn cố định tăng 4,9% thì lợi nhuận kế toán sau thuế chỉ tăng 6,46%.

Tỷ suất lợi nhuận kế toán sau thuế trên vốn cố định tăng rất ít qua các năm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định đang có xu hướng giảm dần.

Như vậy, nhìn chung công tác đầu tư vốn cố định của công ty không đạt hiệu quả. Kết quả đạt được chưa tương xứng với những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Đây là vấn đề cần được hết sức chú trọng của công ty trong những năm tới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí vốn.

Trên thực tế, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, công ty cần có những giải pháp mang tính đồng bộ như: Nghiên cứu, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, thực hiện trích đúng, trích đủ quỹ khấu hao, đồng thời quản lý và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý, thường xuyên duy tu, bảo dưỡng sửa chữa những tài sản đã cũ kỹ, giảm năng lực sản xuất…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội (Trang 63 - 65)